vianhdoan viết:
chào A!
e sắp thi tốt nghiệp. e muốn nhờ Anh giải giúp e bài tập này vì e không yên tâm về cách giải của mình. A giúp e với nhé.
A và B là 2 vợ chồng có 2 con chung là C và D. C có vợ là M và có 2 con là P và Q. A chết năm 2006 theo di chúc của A , C được 50% di sản, B được hưởng 25% di sản, D được hưởng 25% di sản.
C chết năm 2007 không có di chúc. B chết năm 2008 có di chúc. Do đó C hưởng 50% di sản, P và Q hưởng 50% di sản.
Biết rằng tài sản chung của A và B là 900 triệu. tài sản chung của C và M là 600 triệu.
...........................
- trong bài tập này e thắc mắc ở chỗ nếu A chết mà di chúc cho C 50% di sản thì di sản đó là tài sản của riêng của C đúng không ạ? trong trường hợp nào thì tài sản đó là tài sản chung của 2 vợ chồng C và M?
- B chết sau C thì tài sản của B sẽ chia cho những ai? trong trường hợp nào thì thừa kế thế vị? nghĩa là 2 con của C được hưởng thừa kế của B thay cho C?
.............................
Anh giải giúp e nhé! e cảm ơn Anh nhiều!
Chào bạn
Mình có một số ý kiến về bài tập trên như sau:
* Về câu hỏi : nếu A chết mà di chúc cho C 50% di sản thì di sản đó là tài sản của riêng của C đúng không ạ? trong trường hợp nào thì tài sản đó là tài sản chung của 2 vợ chồng C và M?
Theo quy định tại Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định:
"1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.
2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung."
--> Như vậy, phần di sản mà C được hưởng do A để lại là tài sản riêng của C do được thừa kế riêng. Nếu C thỏa thuận với M nhập khối tài sản chung thì khối di sản được hưởng đó là tài sản chung của vợ chồng MC.
* Câu hỏi : B chết sau C thì tài sản của B sẽ chia cho những ai? trong trường hợp nào thì thừa kế thế vị? nghĩa là 2 con của C được hưởng thừa kế của B thay cho C?
B chết năm 2008 có di chúc. Trong đó C hưởng 50% di sản, P và Q hưởng 50% di sản.
Theo quy định tại Điều 635 BLDS 2005 quy định về người thừa kế:
"Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế."ậy
Như vậy, trong tình huống trên, C chết trước B. C sẽ không đươc hưởng di sản thừa kế theo di chúc mà B đã để lại.
Theo như di chúc thì P và Q hưởng 50% di sản. Di chúc không đề cập tới D (con của A, B) nên bạn nên xem xét trường hợp nào mà D được hưởng di sản mà không phụ thuộc vào di chúc?
Thừa kế kế vị chỉ áp dụng với thừa kế theo pháp luật chứ không áp dụng cho thừa kế theo di chúc. Nếu như phần di sản còn lại chưa định đoạt trong di chúc được chia theo pháp luật thì lúc này P và Q sẽ được thừa kế phần di sản của B cho C.
Đây là một số ý kiến của mình, mong được sự góp ý của bạn
Thân.