chia thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #163283 05/02/2012

    hoangminh199326

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/02/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    chia thừa kế

    chào luật sư!
    Ông Thuận và bà hòa có 2 người con chung là Anh và Hùng(Hùng bị thiểu năng trí tuệ từ nhỏ).Năm 2002, bà Hòa chết sau một cơn bạo bệnh. Năm 2003 , bố cua ông Thuận qua đời để lại cho ông Thuận 12 lượng vàng. Ông Thuận dùng số tiền này mua một căn nhà vì trước đó vẫn ở nhà thuê. Năm 2004, ông kết hôn với bà Thảo, trong thời gian chung sống hai người tạo lập được số tài sản 2 tỷ 200triệuVND.Bà Thảo khhông sinh con nên năm 2008, hai người nhận con nuôi là My(10 tuổi). Bà Thảo còn mẹ ruột là bà Tình sống chung với gia đình ông Thuận và bà Hòa.
    1. Giả sử ông Thuận lập di chúc miệng thì cần có điều kiện gì?
    2.Giả sử sau khi ông Thuận chết, tháng 11/2010 Hùng chết, thì bà Thảo có được hưởng thừa kế của Hùng không?vì sao?
    3.Xác định tài sản riệng của ông Thuận?(chi tiết)
    4.giả sử ông Thuận chết tháng 8 năm 2009 không để lại di chúc, thời điểm này căn nhà được xác định là 50 lượng vàng. vậy bà Thảo và Hùng được thừa kế bao nhiêu? (nêu rõ cách chia)
    5.Giả sử Hùng chết trước ông Thuận thì ông Thuận được nhận phần di sản thừa kế là bao nhiêu? (cách chia)
    6.Giả sử :Khi còn sống, ông Thuận và bà Thảo đã thỏa thuận về phần tài sản chung là: bà Thảo:1,6 tỷ,ông Thuận : 600tr  Trước khi chết, ông Thuận viết di chúc vào ngày 15/3/2009,phân chia tài sản chư sau :Anh 20 lượng vàng và 300tr; Hùng được 10 lượng vàng và 800tr; bà Thảo 12 lượng vàng; My được 8 lượng vàng. Hãy xác định tính pháp lý cũa bản chúc mà ông Thuận để lại.
    7. Cũng theo tình huống 6 bạn chia phần tài sản kia như thế nào?
        
       
        
     
    3831 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #163949   08/02/2012

    thanhlawyer
    thanhlawyer

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2012
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 1865
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 28 lần


    bài tập thì phải tự làm bạn nhé!

    Mr Thành

    Mobile: 0985.307.683

    Email:thanh.chu@luatsurieng.net ; chuthanhlps@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhlawyer vì bài viết hữu ích
    hoangminh199326 (09/02/2012)
  • #164027   08/02/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Tôi nghĩ các bạn không nên máy móc quá khi áp dụng nguyên tắc của Phòng sinh viên luật là "...không phải nơi sinh viên hỏi bài học!". Tôi đồng ý rằng, với nhiều câu hỏi mang tính chất rất cơ bản, có thể hoàn toàn tự tìm hiểu trong tài liệu học tập thì không nên được đặt ra. Tuy nhiên, nhiều bài tập của sinh viên đôi khi còn phức tạp hơn nhiều tình huống thực tế, chưa chắc các giảng viên đã chữa mà để cho "sinh viên tự mày mò để rồi lạc", kết quả vấn đề cũng không được giải quyết. Các bạn là với kinh nghiệm của mình có thể đưa ra hướng giải quyết giúp người cần hỏi "tự mày mò nhưng không lạc" !

    Với bài của bạn hoangminh199326 tôi có mấy ý kiến như sau:

    1) Điều 651, BLDS 2005

    2)Có, ông Thuận kết hôn với bà Thảo năm 2004, 2 người là vợ chồng hợp pháp.

    3)Tài sản riêng của ông Thuận: căn nhà có trước thời kỳ hôn nhân (tham khảo Điều 32, Luật HN&GD 2000) + 1 tỷ 100 triệu (trong số tài sản chung với bà Thảo).

    4)T8/2009, ông Thuận chết không để lại di chúc => chia theo pháp luật. Hàng thừa kế thứ nhất của ông Thuận: Anh, Hùng, bà Thảo, My. Di sản của ông Thuận có giá trị là 50 cây vàng + 1 tỷ 100 triệu => Mỗi người thừa kế được 1/4 di sản chia thừa kế.

    5) Hùng không có tài sản riêng (hoặc chung) nên khi chết không để lại di sản.

    6)Thỏa thuận phân chia di sản của ông Thuận và bà Thảo là hợp pháp nếu được lập thành văn bản và không có giá trị nếu được giao kết bằng miệng (khoản 1, Điều 29, Luật HN&GD 2000), trường hợp của bạn, tôi coi như thỏa thuận phân chia di sản là hợp pháp.

    + Nếu ông Thuận chưa bán nhà thì di chúc của ông Thuận vô hiệu vì di sản ông để lại là căn nhà (giá trị 50 cây vàng) + 600 triệu (di chúc của ông định đoạt 1 tỷ 100 triệu trong khi ông chỉ có 600 triệu).

    + Nếu ông Thuận đã bán nhà lấy 50 cây vàng thì di chúc của ông Thuận vô hiệu một phần vì di sản ông Thuận để lại là 50 cây vàng + 600 triệu (di chúc của ông định đoạt 1 tỷ 100 triệu trong khi ông chỉ có 600 triệu).

    7) Tự chia, lưu ý anh Hùng, bà Thảo và My (11 tuổi) thuộc đối tượng quy định tại Điều 669, BLDS 2005 - Người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Chia theo nguyên tắc: Xác định giá trị di sản của các đối tượng thuộc Điều 669,BLDS 2005 ->Di chúc (xác định phần di sản đối tượng 669 được hưởng) -> Chia theo pháp luật (600 triệu chia theo pháp luật bởi phần di chúc định đoạt di sản là tiền bị vô hiệu) -> Đối tượng theo Điều 669, BLDS (so sánh mức theo quy định họ được hưởng với phần di sản họ đã được hưởng, nếu thiếu trích từ các thừa kế khác để chia cho đủ).

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (09/02/2012) takeshilaw (14/02/2012) hoangminh199326 (09/02/2012)