tanglinh viết:Ông A có vợ là B, 4 người con là C,D,E,F. C mất có 2 con là M và N. E bị tai nạn k còn khả năng lao động. Ông A mất để lại tài sản: 1 tỷ(tài sản riêng) và căn nhà 2 tỷ(tài sản chung) và di chúc: 500tr cho M và 500tr cho bà B.
Có nghĩa là thế này phải không:
Bà B được 1 tỷ =1/2 tài sản chung.
Theo điều 669, bà B và E được nhận : 500:5x2/3=267tr(làm tròn)
Vậy bà B đã có di húc 500tr nên không lien quan đến 267 tr nữa phải không? Phần 267tr của E sẽ tính vào phần 1 tỷ theo di chúc hay 1 tỷ phần di chúc k nhắc đến còn lại???
Theo ý kiến của mình thì:
Trường hợp này trước tiên phải xác định di sản thừa kế của ông A là bao nhiêu. Ở đây là 2 tỉ.
ông A có 4 người còn là C, D, E, F. C chết trước A nên M, N có quyền thừa kế thế vị
A di chúc 1 tỉ cho M và B.
1 tỉ chia theo di chúc, 1 tỉ còn lại ko di chúc thì chia theo pháp luật.
B = C = D = E = F = 1 tỉ /5 = 200.
E thừa kế theo Điều 669 thì ít nhất phải được 2/3 1 suất thừa kế theo pháp luật. Do đó ít nhất E phải được hưởng: 2/3. 2 tỉ/5 = 266,67 triệu.
E thiếu 66, 67 triệu thì sẽ lấy từ phần thừa kế theo di chúc là 1 tỉ. Do đó, lấy của bà B và M mỗi người 33,33 triệu.
Do đó phần thừa kế của B chỉ còn 666,67 triệu
Phần thừa kế của M là 500 - 33,33 + 100 (thế vị của C) = 566,67 triệu.
Phần thừa kế của D = F = 200 triệu
Phần thừa kế của N (thế vị của C ) là 100 triệu.
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!