chia thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #136529 03/10/2011

    dongkieuoanh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2011
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    chia thừa kế

    Các bạn cùng thảo luận bài tập này nhé
    Bà Khánh kết hôn với Ông Đại sinh 3 người con: Giang - Hạnh - Phúc
    Phúc lấy vợ là Trâm sinh 2 con Hùng và Vi
    Ngày 01/6/2006 ông Đại và Phúc bị tai nạn chết
    ông Đại để lại di sản thuộc sở hữu cá nhân là 600 triệu, trước đó ông Đại có viết di chúc xác định chia:
    Giang: 150 triệu
    Hạnh: 150 triệu
    Phúc : 300 triệu
    Bà Khánh không được hưởng
    Hãy xác định di sản thừa kế và phân chia di sản ông Đại?

    Ông A kết hôn hợp pháp với bà B năm 1980 tại Hà Nội, có 3 con chung là : C sinh 1980, D sinh 1983, E sinh 1985
    C có vợ là M, có 2 con là X, Y
    D có vợ là N, có 2 con là K, H
    Năm 1999 ông A chung sống với bà Q và có con chung là P sinh 2000
    Tháng 5/2008 ông A và C cùng chết trong tai nạn giao thông, trước khi chết ông A lập di chúc toàn bộ tài sản cho B, C, D, E.
    Hãy chia tài ông A? Biết rằng tài sản ông A và bà B là 400 triệu, trong thời gian chung sống ông A và bà Q có tài sản chung là 400 triệu

    Các bạn cùng thảo luận và chia tài sản thừa kế nhé
    chúc các bạn tuần mới vui vẻ nhé!
    Cập nhật bởi boyluat ngày 03/10/2011 02:40:12 CH ghép bài
     
    17518 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #136610   03/10/2011

    nhungk08
    nhungk08

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2009
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 450
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 3 lần


    Mình trả lời câu thứ 2 nhé:
    Cho rằng ông A và bà Qcùng đóng góp công sức bằng nhau vào khồi tài sản
    400 triệu nên ông A và bà Q mỗi người sẽ được : 400triệu/2=200 triệu.
    Do lúc này, quan hệ hôn nhân giữa bà B và ông A còn tồn tại nên 200 triệu được
    xác định là tài sản chung của ông A và bà B. Như vậy, tài sản chung của hai
    người này là: 400+200= 600 triệu
    Ông A và bà B mỗi người sẽ được: 600/2=300 triệu
    Như vậy tài sản của ông A bây giờ là:300tr
    Giã sử cha mẹ ông A đã chết hết.thì theo quy định tại Điều 669BLDS năm 2005 thì P  là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
    ( do chưa đủ tuổi thành niên). Một suất TK theo PL: 300/5=60tr
    Qđược hưởng:2/3*300/5=40tr
    Các con của ông A và bà B được hưởng:( 300-40)/4= 65tr
    Như vậy, B,D,E mỗi người được hưởng 65tr. Do C chết nên Xvà Y được hưởng 65tr.
    ( đó là cách chia của mình, mọi người cùng thảo luận nhé)
     
    Báo quản trị |  
  • #136616   03/10/2011

    nhungk08
    nhungk08

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2009
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 450
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 3 lần


    câu 1 nè:
    Giả sử cha mẹ ông Đ đã chết hết.thì theo quy định tại Điều 669BLDS năm 2005 thì bà khánh  là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
    bà K được hưởng một xuất:2/3*600/4=100tr.
    ( giả sử ba người con của ông Đ điều đủ tuổi thành niên  và ai cũng có khả năng lao động)
    Thì số tiền mà G và H được nhận theo đúng với số tiền trong di chúc:150tr
    Do p đã chết, nên số tiền mà, H và V được nhận là: 600-150*2-100=200tr

     
    Cập nhật bởi nhungk08 ngày 03/10/2011 09:06:57 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #136659   03/10/2011

    hangxinhxan
    hangxinhxan
    Top 500


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2009
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1783
    Cảm ơn: 23
    Được cảm ơn 27 lần


    [quote=dongkieuoanh]Các bạn cùng thảo luận bài tập này nhé
    Bà Khánh kết hôn với Ông Đại sinh 3 người con: Giang - Hạnh - Phúc
    Phúc lấy vợ là Trâm sinh 2 con Hùng và Vi
    Ngày 01/6/2006 ông Đại và Phúc bị tai nạn chết
    ông Đại để lại di sản thuộc sở hữu cá nhân là 600 triệu, trước đó ông Đại có viết di chúc xác định chia:
    Giang: 150 triệu
    Hạnh: 150 triệu
    Phúc : 300 triệu
    Bà Khánh không được hưởng
    Hãy xác định di sản thừa kế và phân chia di sản ông Đại?

    theo mình thì chia thế này nhé:
    vì tình huống nêu di sản thuộc sở hữu cá nhân của ông  Đại là 600 triệu nhưng không nói rõ là đã bao gồm cả phần tài sản trong khối tài sản chung của vợ- chồng ông Đại chưa. do vậy, cứ tạm giả sử 600 triệu là tất cả di sản mà ông Khánh để lại.
    - do bà Khánh thuộc trường trường hợp quy định tại điều 669 BLDAS nên bà Khánh phải được hưởng thừa kế ít nhất là 2/3 một suất thừa kế. do vậy:
    phần thừa kế bà Khánh được hưởng = 2/3 * 600/4 = 100 triệu.
    phần thừa kế này sẽ được lấy từ phần thừa kế của Giang, Hạnh, Phúc:
    mà tỉ lệ phần thừa kế theo di chúc của 3 người này: Giang: Hạnh: Phúc= 1:1:2
    => phần thừa kế của  Giang= Hạnh = 150- (1/4 *100) = 125 triệu
    phần thừa kế của Phúc = 300- (1/2*100)= 250 triệu
    do Phúc đã chết nên hai con của Phúc là Hùng và vi sẽ được thừa kế thế vị. Hùng = Vi = 250/2= 125 triệu

    hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hangxinhxan vì bài viết hữu ích
    YaKhanh (04/01/2013)
  • #233044   13/12/2012

    thuyduong144
    thuyduong144

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/12/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    theo mình ông Đại và Phúc chết cùng do vậy di chúc tài sản dành cho Phúc vô hiệu. Tài sản chia theo pháp luật với các hàng thừa kế của ông Đại. Mình thấy hai bạn chia đúng tài sản của bà B nhưng mình không đồng ý khi chia thừa kế tài sản cho phúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #233097   13/12/2012

    khanghailaw
    khanghailaw
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2012
    Tổng số bài viết (229)
    Số điểm: 2147
    Cảm ơn: 229
    Được cảm ơn 91 lần


    con của Phúc được hưởng thừa kế thế vị chứ

     
    Báo quản trị |  
  • #233259   14/12/2012

    pesvn
    pesvn

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2009
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 551
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 7 lần


    ngothilaw viết:

    con của Phúc được hưởng thừa kế thế vị chứ

    Quy định về thừa kế kế vị chỉ áp dụng đối với thừa kế theo pháp luật :) chứ không áp dụng đối với phần di sản thừa kế theo di chúc bạn ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #233257   14/12/2012

    pesvn
    pesvn

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2009
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 551
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 7 lần


     

    dongkieuoanh viết:
    Các bạn cùng thảo luận bài tập này nhé
    Bà Khánh kết hôn với Ông Đại sinh 3 người con: Giang - Hạnh - Phúc
    Phúc lấy vợ là Trâm sinh 2 con Hùng và Vi
    Ngày 01/6/2006 ông Đại và Phúc bị tai nạn chết
    ông Đại để lại di sản thuộc sở hữu cá nhân là 600 triệu, trước đó ông Đại có viết di chúc xác định chia:
    Giang: 150 triệu
    Hạnh: 150 triệu
    Phúc : 300 triệu
    Bà Khánh không được hưởng
    Hãy xác định di sản thừa kế và phân chia di sản ông Đại?

    Ông A kết hôn hợp pháp với bà B năm 1980 tại Hà Nội, có 3 con chung là : C sinh 1980, D sinh 1983, E sinh 1985
    C có vợ là M, có 2 con là X, Y
    D có vợ là N, có 2 con là K, H
    Năm 1999 ông A chung sống với bà Q và có con chung là P sinh 2000
    Tháng 5/2008 ông A và C cùng chết trong tai nạn giao thông, trước khi chết ông A lập di chúc toàn bộ tài sản cho B, C, D, E.
    Hãy chia tài ông A? Biết rằng tài sản ông A và bà B là 400 triệu, trong thời gian chung sống ông A và bà Q có tài sản chung là 400 triệu

    Các bạn cùng thảo luận và chia tài sản thừa kế nhé
    chúc các bạn tuần mới vui vẻ nhé!

     

    Tình huống thứ 1: 
    * Những người hưởng thừa kế: 

    Theo di chúc để lại, thì Giang, Hạnh, Phúc được hưởng di sản thừa kế. Bà Khánh là vợ của ông Đại không được hưởng

    Theo quy định tại Điều 669 BLDS về người được hưởng di sản không phụ thuộc vào di chúc: 

    "Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động."

    Nếu bà Khánh không thuộc những trường hợp không được hưởng thừa kế theo Điều 643 BDLS thì bà Khánh sẽ được hưởng phần di sản = 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật

    Như vậy, phần di sản để lại cho bà Khánh là 2/3 x (600: 4) = 100 (triệu)
    di sản để lại theo di chúc cho anh Giang và chị Hạnh, mỗi người được hưởng 150 triệu

    Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

     

    Giang, Hạnh, Phúc là những người thừa kế và phải thực hiện nghĩa vụ tài sản với tỉ lệ 1:1:2 --> di sản mà Giang, Hạnh được hưởng sau khi thực hiện nghĩa vụ à 150 - (100:4) = 125 triệu
    Di sản mà Phúc đáng ra được hưởng sau khi thực hiện nghĩa vụ tài sản là 300 - 50 = 250 triệu

    Ngày 01/6/2006 ông Đại và Phúc bị tai nạn chết, như vậy anh Phúc sẽ không được hưởng di sản thừa kế theo di chúc của ông Đại để lại. vì: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. 

    di sản đáng lẽ ra thuộc về anh Phúc sẽ được chia theo pháp luật
    Như vậy, trong trường hợp này, con của anh Phúc là Hùng và Vi sẽ hưởng phần di sản mà ông Đại để lại cho cha của mình là anh Phúc (thừa kế kế vị)
    Phần di sản để lại cho bà Khánh, Giang, Hạnh và anh Phúc (do Hùng và Vi hưởng theo thừa kế kế vị ) = 250: 4 = 62.5 triệu 
    Tóm lại, bà Khánh được hưởng: 100 + 62.5 = 162.5 triệu
     Hạnh, Giang mỗi người sẽ được hưởng = 125+ 62.5 = 187.5 triệu
    Hùng và Vi mỗi người được hưởng = 62.5: 2= 31.25 triệu

     

    Cập nhật bởi pesvn ngày 15/12/2012 02:21:06 SA Cập nhật bởi pesvn ngày 15/12/2012 02:08:23 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #233408   15/12/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    chào bạn h,         

    Bài tập 1:

    Di chúc của A được coi là hợp pháp.

    theo đúng di chúc của Đại: 

    Giang: 150 tr, Hạnh: 150 tr, Phúc: 300 tr.

    Khanh là vợ của Đại nên được hưởng di sản theo 669: 600/482/3=100tr.

    theo tỷ lệ được hưởng di sản 150:150:300=1:1:2. Mỗi người phải trích ra 1 khoản theo tỷ lệ trên để bù cho số tiền bà Khanh được hưởng: Giang: 25, Hạnh 25, Phúc 50 triệu

    Mỗi người còn được hưởng Giang: 125, Hạnh 125, Phúc 250.

    Do Phúc chết cùng thời điểm với Đại nên không thể nhận được khoản tiền 250 triệu này

    theo quy định pháp luật thừa kế, 250 triệu này được chia theo pháp luật

    Khanh=Giang=Hạnh=1 thế vị (HÙng, vĩ)=250/4=62,5.

    kết luận: Khanh=162,5, Giang=Hạnh=187, 5; Hùng=Vĩ=31,25.

     

    Tình huống thứ 2 bạn đưa ra, không thể chia được.

    Theo như bạn trình bày, A, B kết hôn hợp pháp, việc A, Q chung sống với nhau như vợ chồng đã không được công nhận kể từ ngày 1/1/2003 ( căn cứ Nghị quyết 35, các văn bản hướng dẫn kèm theo), tài sản của A, Q theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 luật hôn nhân và gia đình.

    A chết vào năm 2008 nên áp dụng quy định trên thì ko thể chia được bài tập này, do ko thể xác định được tài sản của A khi còn sống trong số tiền 400 khi sống với Q là bao nhiêu.

    thân !

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
  • #320085   23/04/2014

    huongdang84
    huongdang84

    Sơ sinh

    Tiền Giang, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bà năm không chồng con, có 3500m2 đất vườn, có 2 người cháu trai là chú ba và chú Tư. Năm 2000 con của chú Tư lên xây nhà ở trên đất bà Năm, Bà năm mất năm 2006 không để lại di chúc, chú tư mất năm 2009.

    xin hỏi: Hiện tại người con chú Tư có được quyền thừa kế hết phần đất đó không?, nếu chú ba không  đứng ra đòi chia thừa kế phần đất đó thì người con chú ba có quyền đòi chia thừa kế không? vì sau?.

     
    Báo quản trị |