chia tài sản thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #234956 23/12/2012

    phucan2

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    chia tài sản thừa kế

    Cả nhà giúp e: A+B ra C,D,E. năm 2006 A chết để lại cho:
    B+C+D+E=1/3 DSản
    Thờ cúng = 1/3DS
    Di tặng H= 1/3DS
    Tài sản A+B= 3,6 tỉ
    Sau đó M xuất giấy tờ chứng minh A nợ 300tr
    Chia di sản

     

     
    12779 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #234975   23/12/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Trước tiên, Phải xác định di sản mà A để lại là bao nhiêu đã.

    Tiếp theo, di sản thừa kế là di sản còn lại sau khi đã thanh toán hết các nghĩa vụ mà A để lại (ví dụ nghĩa vụ nợ nần, trừ các khoản mai táng phí...)

    Kế đến là chia theo di chúc mà A đã để lại. Vì bài ra ko nói rõ độ tuổi của CDE nên mặc nhiên ta coi là đủ tuổi thành niên. Lúc này, bạn phải xác định di sản mà B được hưởng căn cứ theo Điều 669 BLSD (Cái này m ko nhớ rõ điều luật lắm, nhưng đại loại là đối tượng được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc).

    Căn cứ vào các quy định pháp luật khác của BLDS mà làm tiếp thôi. 

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #234996   23/12/2012

    nguyendoan.hlu
    nguyendoan.hlu

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2012
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 143
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 11 lần


    Chào bạn !

    Bài này bạn có thể chia thừa kế như sau:

    +) Xác định di sản thừa kế của A = 3 tỉ 600 tr /2 = 1 tỉ 800 tr

    +) Chia di sản của A theo di chúc

    B =C =D =E = 1.800 / 3 = 600 => B = C =D =E = 600 / 4 = 150

    Di tăng H = 1.800 / 3 = 600

     Thờ cúng = 1.800 / 3 = 600

    +) Theo điều 669 BLDS thì B là vợ A nên phải được ít nhất là 2/3 của 1 xuất thừa kế nếu chia theo pháp luật, vậy nếu không có di chúc mà chia theo pháp luật B sẽ được là : 1.800 / 4 * 2/3 = 300 => so sánh với chia theo di chúc B đã bị thiếu 150 tr phần thiếu này C D E sẽ bù cho B tương ứng với phần mình nhận được mối người là 50 tr.

    Như vậy B =300 ; C = D =E = 100 tr

    Phần thờ cúng và di tặng là phần được ưu tiên giữ nguyên nên để nguyên như di chúc đã định đoạt

    +) Thanh toán phần nợ 300 tr của A nợ M: phàn nợ này B C D E sẽ phải trả cho M tương ứng phần di sản nhận được như sau.

    B = 150 ( do B được hưởng 1/2 của 600)

    C =  D =E = 50 tr.( C D E mối người hưởng 1/6 của 600 )

    Thân chào !

     
    Báo quản trị |  
  • #235000   23/12/2012

    phucan2
    phucan2

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    nhưng sao không lấy phần được chia của H và thờ cúng và D,C,E bù vào cho B

     
    Báo quản trị |  
  • #235029   24/12/2012

    nguyendoan.hlu
    nguyendoan.hlu

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2012
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 143
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 11 lần


    Chào bạn

    bạn có thểm tìm hiểu BLDS để hiểu tại sao, mình lưu ý bạn rằng đây cũng chỉ là một cách chia đảm bảo cho người được di tặng và phần di sản thờ cúng vì theo quy định của luật 2 phần này được ưu tiên, chỉ khi toàn bộ tài sản của người để lại di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ thỳ mới lấy ở thờ cúng sau đó là di tặng để bù vào phần còn thiếu.

    Thân chào !

     
    Báo quản trị |  
  • #235227   25/12/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    chào bạn ,

    Thứ 1, bạn cho mình 1 căn cứ chứng minh rằng khi người để lại di sản không để để thanh toán nghĩa vụ thì mới ấy ở thờ cúng sau đó là di tặng để bù vào phần thiếu. Bạn có thể chứng minh cho mình biết vì sao lại sử dụng di sản thờ cùng trước mà không dùng di tặng.

    thứ 2, bạn có thể chứng minh cho mình là di sản thờ cúng, di tặng được ưu tiên hơn so với khoản thừa kế cho người thừa kế khác không? điều luật nào?

    thân !

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
  • #235480   25/12/2012

    nguyendoan.hlu
    nguyendoan.hlu

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2012
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 143
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 11 lần


    Chào bạn Libra_L !

    Về thắc mắc của bạn mình có thể giải đáp như sau

    Theo mình biết pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể là khi thanh toán nghĩa vụ tài sản do người chết để lại thì phải thanh toán trước hay sau khi chia di sản, thường thì sẽ thanh toán nghĩa vụ trước khi chia di sản cho những người thừa kế, tuy nhiên không phải mọi trường hợp đều như vậy. Pháp luật cũng chưa quy định cụ thể là khi thanh toán nghĩa vụ tài sản thì phần di sản để thờ cúng được ưu tiên nhưng qua Điều 670 có thể nhận thấy được điều này. Đối với phần di sản di tặng thì không cần bàn thêm vì rõ ràng luật đã quy định nó được ưu tiên theo quy định tại Điều 671 BLDS.

    Điều 670. Di sản dùng vào việc thờ cúng

    1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

    Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

    Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

    2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

    Điều 671. Di tặng

    1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.

    2. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.

    Theo quy định của pháp luật người chết có thể để một phần di sản dùng vào việc di tặng hay thờ cúng, và khoản 2 Điều 670 quy định "trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ thì không được để một phần di sản để thờ cúng". Quy định này có thể hiểu là nếu di sản của người chết để lại đã đủ để thanh toán nghĩa vụ (trừ phần di tặng) thì  người này được để một phần di sản thờ cúng và phần này được pháp luật bảo hộ. Trường hợp bài chia thừa kế ở trên, riêng phần di sản của B C D E nhận được đã đủ để thanh toán nghĩa vụ rồi nên phần thờ cúng được bảo đảm.

    Đối với phần di tặng thì điều luật đã quy định rõ ràng là nó được ưu tiên chỉ khi nào toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản thì mới lấy ở phần di tặng bù vào phần còn thiếu

    Tại sao lại khi thanh toán nghĩa vụ tài sản phải lấy của những người thừa kế trước nếu thiếu thì mới lấy ở phần thờ cúng sau đó mới đến di tặng?

    Lấy ở phần của những người thừa kế trước vì phần thờ cúng và di tặng được ưu tiên - lấy ở phần di tặng sau phần thờ cúng vì phần di sản di tặng được luật quy định cụ thể được ưu tiên còn phần thờ cúng không quy định cụ thể.

    Còn vần đề bạn hỏi là điều luật nào quy định như vậy thì mình xin trả lời rằng chưa có quy định cụ thể nào về vấn đề này.

    Tuy nhiên do luật chưa quy định nên đây cũng chỉ là một quan điểm cá nhận, có thể phù hợp hoặc không. Nếu bạn có quan điểm nào hợp lý hơn đưa ra cùng thảo luận.

    Thân chào !

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyendoan.hlu vì bài viết hữu ích
    hoaanhtucdoc (04/06/2015)
  • #235489   25/12/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    chào bạn phucan2,

    Mình xin chia bài tập của bạn như sau:

    Giả thiết: M xuất giấy tờ chứng minh món nợ của A là 300 triệu.

    Có 2 khả năng xảy ra theo khoản 2, 3 điều 637.

    - di sản đã chia.

    - di sản chưa chia.

    Trường hợp di sản chưa chia:

    di sản của A= 3,6/2=1,8 tỉ.

    theo khoản 2 điều 637 và khoản 8 điều 683: người thừa kế phải thanh toán nghĩa vụ của người để lại khi còn sống. Nên di sản của A: 1,8-0,3=1,5 tỉ=1500 triệu

    theo di chúc của người để lại di sản và theo điều 670, khoản 3 điều 684 thì 1/3 di sản=500 triệu không được sử dụng để chia thừa kế.

    di sản sử dụng chia thừa kế là 1000 triệu.

    theo di chúc: H=500 triệu; B=C=D=E=125 triệu.

    đối tượng được hưởng 669: B=1000/4 * 2/3=166,6666 triệu.

    H, C,D, E phải bù cho B tổng số tiền là 166,666-125=41,666 triệu

    H:C:D:E=500:125:125:125=4:1:1:1.

    H phải trích ra 23,8 triệu

    C=D=E phải trích ra 5,95 triệu

    kết quả: H=500-23,8=476,2 triệu

    C=D=E=119,05 triệu

    B=166,66 triệu

    Trường hợp 2: Sau khi đã chia di sản xong xuôi rồi, M đến đòi nợ những người thừa kế. (quá trình kê khai tài sản của A không đầy đủ)

    di sản của A= 1,8 tỉ.

    theo di chúc: 600 triệu dùng để thờ cúng, không được dùng để chia thừa kế.

    Còn lại 1200 triệu để chi thừa kế cho H, B, C, D, E.

    theo di chúc: H= 600 triệu; C=D=E=B= 600/4=150 triệu.

    đối tượng 669: B=1200/4 * 2/3=200 triệu.

    H, C, D, E trích ra bù cho B 50 triệu

    H:C:D:E=600:150:150:150=4:1:1:1.

    H phải trích ra 28, 6 triệu nên H còn 571, 4 triệu

    C=D=E trích 7, 14 triệu.nên C=D=E còn 142,86 triệu.

    B được nhận là 200 triệu.

    Do phát sinh thêm khoản nợ 300 triệu trên. Theo quy định điều 670, 671, khoản di sản này chỉ được dùng khi khoản di sản chia thừa kế cho người thừa kế B, C, D, E hết.

    theo tỷ lệ phải trích tiền ra bù cho nghĩa vụ 300 phải trả đối với B,C, D, E:

    B:C:D:E=200:142,86:142,86:142,86=1,4:1:1:1.

    B phải trích ra 94,5 triệu

    C=D=E trích ra 68,2 triệu 

    kết quả: B=105,5 triệu

    C=D=E=74,66 triệu.

    H=571, 4 triệu.

    (trường hợp 2 mình cho B,C,D,E trích ra bởi quy tắc áp dụng riêng trước, chung sau.

    bạn có thể thấy điều khoản 3 điều 637 quy định người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản trong khi điều 671 về người được hưởng di tặng lại không phải thực hiện nghĩa vụ của phần di sản được hưởng trừ khi toàn bộ di sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ trên. người hưởng di tặng là người hưởng thừa kế theo di chúc. Có sự mâu thuẫn trong 2 quy định trên, tuy nhiên 637 nằm ở phần quy định chung về thừa kế, điều 671 thuộc phần riêng về di chúc nên mình chọn cách áp dụng 671)

    Xin được đóng góp ý kiến.

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
  • #235492   25/12/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    chào bạn ,

    theo những gì bạn trích từ điều 670, 671:

    670:"......Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng"

    671:"....trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này".

    thứ nhất, theo quy định tại điều 670, người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế(khoản phải tính trước khi chia di sản cho người thừa kế). điều 671 chỉ nói đến việc người được hưởng di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ( sau khi đã chi di sản) mà không nói đến việc di sản đó từ đâu mà ra từ di sản gốc hay từ di sản gốc-di sản thờ cúng. Theo mình là  từ di sản gốc-di sản thờ cúng.

    thứ 2, "toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc" xuất hiện ở cả 2 điều luật. toàn bộ di sản là gồm những gì mà không thực hiện được hết nghĩa vụ rồi dẫn đến phải lấy khoản di sản thờ cúng, di sản di tặng?

    theo mình: nghĩa vụ tài sản được xác lập trên toàn bộ tài sản khi được kê biên lập di chúc hợp pháp của A.

    "toàn bộ di sản" trong 670=di sản chia thừa kế cho B, C, D, E, H( hưởng khoản di tặng)

    "toàn bộ di sản" trong 671=di sản chia thừa kế B, C, D, E+ di sản thờ cúng. (căn cứ: câu Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng).

    Theo tài liệu mình đọc được, thì có 3 quan điểm về thứ tự trích tiền thanh toán nghĩa vụ: có thể di tặng trước rồi đến thờ cúng; có thể là thờ cúng rồi đến di tặng; có thể là trích đều di tặng, thờ cúng. 

    thứ 3, điều 670 "..không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng", điều 671 "...phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại" không nói lên được điều gì về thứ tự ưu tiên thanh toán.

    di sản di tặng, di sản thờ cúng không phải là đối tượng của 683 và cũng ko có quy định nào về ưu tiên cái nào trước, cái nào sau khi thanh toán nghĩa vụ phát sinh.

    thân ! ^_^

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
  • #235605   26/12/2012

    nguyendoan.hlu
    nguyendoan.hlu

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2012
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 143
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 11 lần


    Chào bạn Libra_L !

    Như mình đã nói hay cũng như bạn nói bạn đã đọc tài liệu tham khảo, đó không phải là quan điểm chính thống, do chưa có quy định rõ ràng của luật nên dẫn đến những cách hiểu khác nhau. Cách hiểu của mình không như bạn, tuy nhiên cũng không hẳn là quan điểm của bạn không đúng.

    Thân chào !

     
    Báo quản trị |  
  • #245535   25/02/2013

    grilbun
    grilbun

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Các bạn àh. mình maj thi mà mìh ko bjk rõ chia di sản thừa kế mà các bạn cứ tranh luậnthees này thì mìh bjk làm thế nào???...

     

     
    Báo quản trị |