1/- Di sản của ông A : ông A và bà B kết hôn năm 2000, căn nhà là tài sản tạo lập sau khi kết hôn (năm 2010) nên là tài sản chung của vợ chồng => tài sản riêng của A và B trong khối tài sản chung (căn nhà) là A = B = 2 tỷ : 2 = 1 tỷ. A mất thì 1 tỷ này trở thành di sản và ông lập di chúc cho cô C thừa hưởng toàn bộ.
2/- Giả sử toàn bộ di sản của ông A được chia thừa kế theo pháp luật thì hàng thừa kế thứ nhất của ông A là bà B + Thúy + Hùng = 3 người => suất của 1 người thừa kế theo pháp luật là 1 tỷ : 3 = 333,333 triệu đồng => 2/3 suất thừa kế theo pháp luật là 333,333 triệu đồng x 2/3 = 222,222 triệu đồng.
3/- Bởi bà B là vợ, Thúy (14 tuổi) và Hùng (10 tuổi) là con chưa thành niên lúc ông A mất nên căn cứ điều 669 BLDS hiện hành cả 3 đều được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Phần của mỗi người là 222,222 triệu đồng (2/3 suất thừa kế theo pháp luật) được trích lại từ 1 tỷ mà cô C được thừa hưởng theo di chúc.
Kết luận : sau khi ông A mất thì di sản thừa kế của ông được chia như sau :
- Bà B : 222,222 triệu đồng.
- Thúy : 222,222 triệu đồng.
- Hùng : 222,222 triệu đồng.
- Cô C : 1 tỷ - (222,222 triệu x 3) = 333,334 triệu đồng.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557
231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM