chia tài sản sau khi li hôn

Chủ đề   RSS   
  • #130834 15/09/2011

    nguyendatlaw

    Male
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2011
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 355
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    chia tài sản sau khi li hôn

    mọi người ơi, mình có một vấn đề thắc mắc về việc chia tài sản sau khi li hôn : Anh A và chị B đã li hôn, sau khi li hôn thì A và B đã thỏa thuận xong về vấn đề nuôi con nhưng cả 2 đều không đả động đến việc giải quyết vấn đề tài sản sau khi li hôn. Sau một thời gian kinh doanh bất động sản bị thua lỗ, A đã quay lại nạp đơn lên tòa án yêu cầu giải quyết việc chia tài sản với B. theo mọi người thì trong trường hợp nay tòa án có thụ lí đơn yêu cầu của A khồng, và nếu có hướng giải quyết sẽ như thế nào ? Vì mình thấy thường khi li hôn thì cả 2 bên sẽ giải quyết 2 vấn đề là vấn đề con cái và tài sản cùng 1 lúc. trong bộ luật tố tụng dân sự chỉ quy định thẩm quyền của tòa án giải quyết tranh chấp trong thời kì hôn nhân và giải quyết tranh chấp tài sản khi li hôn mà không thấy có trường hợp này

    Cuộc đời là cái đinh còn mình là cái búa

    ..................... 0987878474 ....................

     
    6473 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #130956   15/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Vậy thì cần coi lại thủ tục tố tụng khi tòa giải quyết cho li hôn. Nếu tòa giải quyết cho li hôn mà không hề đề cập đến việc chia tài sản của hai người thì có lẽ tòa đã hiểu ý của hai người là đã thỏa thuận được với nhau.
    Việc yêu cầu phân chia tài sản sau khi li hôn trước hết là dụa trên sự thỏa thuận của hai người về con cái và tài sản, nếu không thỏa thuận được thì nhờ tòa phân chia, mà trong khi đó hai người không yêu cầu thì coi nhu là tự thỏa thuận rồi còn gì.Theo tôi bạn nên thỏa thuận lại với nhau.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #130973   15/09/2011

    nguyendatlaw
    nguyendatlaw

    Male
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2011
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 355
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    tất nhiên là trường hợp này tòa giải quyết cho li hôn mà không hề đề cập đến việc chia tài sản rồi, nhưng cái mình thắc mắc là sau khi li hôn một thời gian mà lại nảy sinh tranh chấp về việc chia tài sản sau khi li hôn thì có thuộc thẩm quyền của tòa án không?
    nếu có thì tòa án sẽ có hướng ntn? Còn nếu không thuộc thẩm quyền của tào án thì tòa án sẽ tư vấn cho họ ntn? Vì mình thấy trong điều 27 khoản 1 và 2  chỉ quy định thẩm quyền của tòa án giải quyết tranh chấp tài sản trong thời kì hôn nhân và giải quyết tranh chấp tài sản khi li hôn mà không thấy quy định thẩm quyền  của tòa án giải quyếta tranh chấp sau khi đa li hôn một thời gian

    Cuộc đời là cái đinh còn mình là cái búa

    ..................... 0987878474 ....................

     
    Báo quản trị |  
  • #130893   15/09/2011

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10497)
    Số điểm: 58164
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần


    Chào bạn
    Trước tiên, xin thông báo để bạn biết là sự việc này hoàn toàn thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
    Cụ thể:
    Khi giải quyết ly hôn, do cả A và B không yêu cầu tòa án giải quyết về mặt tài sản nên tòa án chỉ giải quyết về quan hệ hôn nhân (cho ly hôn) và quan hệ về con cái (ai được quyền nuôi con, trợ cấp nuôn con thế nào?). Còn về tài sản thì giữa hai người tự thỏa thuận giải quyết tài sản chung của nhau.
    Do sau khi đã ly hôn, hai người không tự thỏa thuận giải quyết được tài sản chung nên một trong hai người hoàn toàn có quyền gởi đơn để yêu cầu tòa án giải quyết phân chia tài sản chung sau khi đã ly hôn.
    Thân ái

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #131041   15/09/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào các bạn!

    Về nguyên tắc, khi giải quyết một vụ án ly hôn, Tòa án giải quyết cả 3 quan hệ là quan hệ hôn nhân, quan hệ con cái và quan hệ tài sản.

    Tuy nhiên cũng có những vụ án ly hôn không đề cập đến quan hệ tài sản và cụ thể nó xảy ra trong hai trường hợp:

    - Các đương sự không có tài sản chung.

    - Các đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản nên không yêu cầu Tòa án giải quyết hoặc họ chưa tự phân chia tài sản với nhau nhưng cũng chưa yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp này xuất phát từ nguyên tắc "Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự". Đương sự không yêu cầu thì Tòa án không giải quyết, Tòa án chỉ giải quyết những quan hệ, những tranh chấp nằm trong phạm vi khởi kiện của đương sự.

    Cả hai trường hợp trên thì ý kiến của họ phải được thể hiện rõ trong hồ sơ vụ án chứ không phải là do Tòa án hiểu ý của họ là đã thỏa thuận được với nhau nên Tòa án không giải quyết nữa.  

    Nếu sau khi bản án/quyết định cho ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà các đương sự có đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản thì yêu cầu đó cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Và tranh chấp này không phải là một trong những quan hệ tranh chấp về hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 27 BLTTDS. Bởi sau khi đã ly hôn thì quan hệ hôn nhân giữa họ đã chấm dứt, quan hệ tài sản tồn tại giữa họ không phải là sở hữu chung của vợ chồng nữa mà thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất giữa các chủ sở hữu theo nghĩ thông thường, không liên quan đến quan hệ hôn nhân nữa. Theo đó thì tranh chấp về tài sản của họ là tranh chấp về dân sự, tùy từng trường hợp cụ thể mà đó là "tranh chấp về quyền sở hữu tài sản" hoặc "tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất" quy định tại khoản 2 và khoản 7 Điều 25 BLTTDS.

    Thuật ngữ "chia tài sản sau ly hôn" chỉ là cách gọi dân dã để cho người nghe dễ hiểu đó là tranh chấp về tài sản mà trước đó khi ly hôn chưa được Tòa án giải quyết, còn trong tố tụng dân sự không có loại quan hệ tranh chấp này. Khi ghi trích yếu quan hệ pháp luật tranh chấp của bản án/quyết định phải ghi tương ứng với quy định tại Điều 25 BLTTDS, chứ không được ghi là "Tranh chấp về chia tài sản sau ly hôn".

    Thân ái!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    luatgiaphong (19/09/2011) nguyendatlaw (19/09/2011)
  • #132004   19/09/2011

    luatgiaphong
    luatgiaphong

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:05/04/2011
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 43
    Được cảm ơn 1 lần


    hoàn toàn đồng ý với ý kiến của a BachThanhDC
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatgiaphong vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (02/10/2011)