Chia tài sản chung là cổ phần khi ly hôn như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #610323 05/04/2024

    HoangThuy071002

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:22/03/2024
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia tài sản chung là cổ phần khi ly hôn như thế nào?

    Nếu thời kỳ hôn nhân, vợ/chồng có mua lại cổ phần của công ty thì cổ phần này có được xác định là tài sản chung không ? Nếu ly hôn thì cổ phần được chia như nào?

    Cổ phần có được xem là tài sản chung khi mua trong thời kỳ hôn nhân?

    Tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

    - Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

    - Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

    - Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

    Theo đó, cổ phần được mua trong thời kỳ hôn nhân nên sẽ không phân biệt cổ phần đó đứng tên ai. Nếu số tiền dùng để mua số cổ phần đó là tài sản chung thì cổ phần đó hiển nhiên sẽ là tài sản chung của hai vợ chồng. Trừ trường hợp, vợ/chồng có bằng chứng chứng minh rằng số cổ phần mà mình sở hữu được là tài sản riêng (được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng).

    Nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định rằng tài sản chung của vợ chồng được chia đôi khi ly hôn nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

    - Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

    - Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    - Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    - Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

    Chia tài sản chung là cổ phần khi ly hôn như thế nào?

    Khi cổ phần được xác định là tài sản chung, hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì khi ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung  này.

    Trường hợp không thể thỏa thuận, thương lượng được với nhau, thì có thể khởi kiện ra Toà án.

    Lúc này sẽ có hai trường hợp xảy ra:

    Trường hợp vợ và chồng đều là cổ đông Công ty:

    Nếu vợ và chồng đều là cổ đông trong công ty thì sẽ được xem xét là tranh chấp các thành viên trong kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, cụ thể như sau:

    - Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty

    - Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

    Trường hợp vợ hoặc chồng là cổ đông Công ty:

    Nếu là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết hoặc là cổ đông sáng lập thì không được chuyển nhượng cổ phần đó do còn ảnh hưởng đến quyền lợi và vị thế trong kinh doanh, được quy định tại khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: 

    Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.

    Khi đó việc phân chia sẽ thực hiện bằng cách quy đổi số lượng cổ phiếu thành giá trị hiện hữu.

    - Nếu trong trường hợp được chuyển nhượng số cổ phần kia (theo điều lệ công ty hoặc theo luật định) thì có thể chuyển và nhận số cổ phiếu tương ứng.

    Như vậy, khi ly hôn nếu hai vợ chồng có tài sản chung là cổ phần thì ưu tiên việc hai bên tự thỏa thuận với nhau để phân chia. Trường hợp không thống nhất được với nhau thì sẽ đưa ra Tòa để giải quyết.

    Theo nguyên tắc phân chia tài sản chung là cổ phần sẽ chia đôi cho hai vợ chồng nhưng sẽ tính thêm các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Nếu cổ phần đó không thể chuyển nhượng được thì sẽ quy đổi số cổ phần đó thành giá trị hiện hữu để phân chia.

     
    94 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận