chia di san thừa kế sau ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #128738 07/09/2011

    haVanLap

    Male
    Mầm

    Bình Phước, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2011
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 880
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 1 lần


    chia di san thừa kế sau ly hôn

    Xin hỏi luật sư tình huống như sau: Anh Phạm Thanh Hải Sn 1982 và chị Vy A Mùi Sn 1986 kết hôn năm 2004, ly hôn năm 2009 có quyết định của tòa án ngày 28/05/2009.

    Anh, chị thỏa thuận khi ly hôn như sau:

    -Về con chung: Chị Vy A Mùi nuôi con mà không yêu cầu cấp dưỡng

    -Về tài sản chung và nợ: anh, chị thỏa thuận không yêu cầu tòa án giải quyết.

     

    Do anh Hải đang bị tạm giam giữ nên chưa thỏa thuận phân chia tài sản được đến tháng 05 năm 2011 anh Hải đã tự sát chết trong buồng tạm giữ( giấy chứng tử số 34/2011).

    Anh Phạm Thanh Hải có tài sản riêng là một thửa đất diện tích 2378.5m²( có 400m² đất ONT;1978.5m² đất CLN)

    UBND xã đã lập Văn bản phân chia tài sản thừa kế như sau:

    Người được thừa kế gồm:

     -Mẹ:Đoàn Thị Sương   Sn 1952

    -Cha:Phạm Văn Út       Sn 1950

    -Con:Phạm Yến Vy      Sn 2006

    (không còn người thừa kế nào khác)

    Văn bản chia đều diện tích đất cho 03 người trên, sau đó ông Phạm Thị Út và cháu Phạm Yến Vy (do chị Vy A Mùi là người giám hộ ký tên đồng ý)để lại phần tài sản mình được chia cho bà Đoàn Thị Sương đứng tên quyền sử dụng đất  và được toàn quyền sỡ hữu thửa đất trên.

    Như vậy:  việc phân chia tài sản thừa kế như trên và cho bà Đoàn Thị Sương đứng tên và sỡ hữu thửa đất trên là đúng hay sai ( có ảnh hưởng đến quyền lợi của cháu Vy hay không)

     

     
    5177 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #130175   13/09/2011

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    chào anh
    Em xin trả lời vấn đề mà anh đưa ra như sau:
    Bởi vì trước khi chết Anh hải không để lại di chúc vì vậy tài sản của anh được chia theo theo pháp luật:

    Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

     1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

     a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,con nuôi của người chết;
    Vì vậy chị vy a mùi Mẹ:Đoàn Thị Sương

    -Cha:Phạm Văn Út      

    -Con:Phạm Yến Vy
    là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên tài sản được chia đều cho bốn người bằng nhau
    Như vậy:  việc phân chia tài sản thừa kế như trên và cho bà Đoàn Thị Sương đứng tên và sỡ hữu thửa đất trên có thể hiều theo hai cách
     Thứ nhất:việc ông út, yến vy(do mẹ giám hộ)
    để lại phần tài sản mình được chia cho bà Đoàn Thị Sương đứng tên quyền sử dụng đất  và được toàn quyền sỡ hữu thửa đất trên thì bà sương có toàn quyền sở hữu 
     Thứ hai:
    việc ông út, yến vy(do mẹ giám hộ) để lại phần tài sản mình được chia cho bà Đoàn Thị Sương đứng tên quyền sử dụng đất  và được toàn quyền sỡ hữu thửa đất trên nghĩa là bà sương đại diện đứng tên dùm cho hai người
     Trong khoa học pháp lí từ "để lại" chưa được định nghĩa rõ vì vậy có thể theo nhiều cách khác nhau
    mong góp ý

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
  • #130394   13/09/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào các bạn!

    Thực sự là tôi không hiểu được trong bài viết của mình, bạn 
    Anlhk33-DLU muốn nói lên điều gì. Nhưng trong bài viết của bạn lại có hai chỗ chưa thực sự chính xác, đó là:

    - Bạn xác định chị Vy A Mùi có quyền hưởng di sản thừa kế của anh Phạm Văn Hải - Điều này không đúng vì chị Mùi và anh Hải đã ly hôn trước khi anh Hải chết.

    - Bạn (và cả trong topic) xác định chị Mùi là người giám hộ của cháu Vy - Điều này cũng sai nốt, vì theo quy định tại Điều 141 BLDS và Điều 39 Luật HN&GĐ thì chị Mùi là người đại diện theo pháp luật của cháu Vy chứ không phải là người giám hộ.

    Về câu hỏi của bạn 
    haVanLap, xin được trao đổi như sau:

    Trước hết, trong topic sử dụng thuật ngữ "sở hữu thửa đất" là không chính xác. Bởi đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Còn mọi cá nhân, tổ chức chỉ có quyền sử dụng đất chứ không có quyền sở hữu.

    1/ Về việc chia thừa kế của UBND

    Điểm a khoản 1 Điều 676 quy định hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

    Trước khi anh Hải chết thì chị Mùi và anh Hải đã ly hôn nên chị Mùi không có quyền hưởng di sản thừa kế của anh Hải.

    Như vậy nếu ngoài ông Út, bà Sương và cháu My ra mà không còn người thừa kế nào khác của anh Hải thì việc phân chia đều thửa đất của UHND là đúng. Với điều kiện là có sự đồng thuận giữa ông Út, bà Sương và người đại diện hợp pháp của cháu Vy là chị Mùi. Bởi nếu không đồng thuận mà giữa họ có sự tranh chấp thì thẩm quyền thuộc về Tòa án chứ không phải UBND.

    2/ Về việc ông Út và chị Mùi (đại diện của cháu Vy) để lại phần đất của mình cho bà Sương đứng tên quyền sử dụng đất và được toàn quyền sử dụng thửa đất là sai. Bởi nó ảnh hưởng đến quyền lợi của cháu Vy vì những lý do sau:

    Cháu Vy chỉ mới có 5 tuổi.

    Luật HN&GĐ quy định tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì do cha mẹ quản lý (khoản 2 Điều 45). Cha mẹ chỉ có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con (khoản 1 Điều 46).

    Tại khoản 1 Điều 144 BLDS quy định người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện.

    Như vậy rõ ràng việc chị Mùi (đại diện cho cháu Vy) trao toàn quyền sử dụng phần đất của cháu Vy cho bà Sương là không hợp pháp vì nó không vì lợi ích của cháu Vy. Khi bà Sương đã được trao toàn quyền sử dụng thì bà được toàn quyền thực hiện các giao dịch đối với thửa đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho tặng, để lại thừa kế... cho bất cứ ai và chắc chắn là quyền lợi của cháu Vy bị ảnh hưởng.

    Thân ái! 

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 14/09/2011 09:36:29 SA Sửa lỗi chính tả

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    caythongnoel (14/09/2011)
  • #130442   14/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Em đồng ý cả tứ chi với ý kiến của anh Thành, lật ngược lại hoàn toàn luôn,hix, Nhưng quả bóng vẫn còn lăn

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #130513   14/09/2011

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    chào #edf5f9; font-size: 13px;">#00b0f0;">BachThanhDC
    đồng ý với anh về việc chị Mùi ko phải là người thừa kế theo pháp luật của anh Hải do hai người đã ly hôn trước khi anh Hải chết.

    tuy nhiên, em không đồng ý với anh về việc chị Mùi không phải là người giám hộ của cháu Vy, bởi vì: theo Đ 61 BLDS:

    Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau...
    như vậy, tinh thần của điều này là nếu người chưa thành niên còn cha hoặc mẹ mà không mất năng lực hành vi dân sự thì người đó sẽ là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên (ở đây là cháu Vy).
    từ đó, dùng quy định tại khoản 3 điều 65 BLDS, một trong các nghĩa vụ của người giám hộ là quản lí tài sản của người được giám hộ, trong khi đó, chị Mùi lại để lại (có thể là tặng cho hoặc chuyển nhượng) phần tài sản của cháu Vy, điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của cháu.
    vài lời trao đổi!
    thân!
     

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #130544   14/09/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào em!

    Em hiểu không đúng tinh thần của Điều 61 BLDS rồi.

    Điều 61 quy định:
    "Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu...".

    Quy định đó có nghĩa là người chưa thành niên chỉ có người giám hộ đương nhiên khi họ thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Họ không còn cả cha lẫn mẹ.

    - Không xác định được cha mẹ của họ là ai.

    - Cả cha và mẹ của họ đều mất năng lực hành vi dân sự.

    - Cả cha và mẹ của họ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    - Cả cha và mẹ của họ đều bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ.

    - Cả cha và mẹ của họ đều không có điều kiện chăm sóc giáo dục họ (riêng trường hợp này phải có thêm điều kiện là cha, mẹ họ có yêu cầu).

    Trong tình huống trên mẹ cháu Vy còn sống sờ sờ ra đấy, sao lại phải có người giám hộ đương nhiên. Em thấy có điều luật nào quy định cha, mẹ là người giám hộ của con chưa thành niên không?

    Thân ái!


    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 14/09/2011 11:48:44 SA

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |