Chia di sản thừa kế khi di chúc vô hiệu 1 phần

Chủ đề   RSS   
  • #304644 01/01/2014

    duchoaiemail

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2011
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 13 lần


    Chia di sản thừa kế khi di chúc vô hiệu 1 phần

    A và B có 3 người con là B1, B2, B3 (trong đó B3 là người chưa thành niên). B1 có 2 con là C, D. B2 có 2 con là E, F

    A và B là vợ chồng để lại di chúc chung định đoạt tài sản chung cho cho B1 và E với điều kiện B1 phải chăm sóc B3.

    Tài sản gồm: 1 căn nhà trị giá 5 tỷ, 1 sổ tiết kiệm 500 triệu. Ngoài ra A có tài sản riêng là 3 tỷ, B có nữ trang là 2 tỷ.

    A và B1 chết cùng lúc, B chết sau đó 1 ngày. Chia di sản thừa kế thừa kế

    Nhờ cả nhà giúp giùm. Đây là 1 bài tập của 1 em sinh viên hỏi nhưng mình chưa chắc chắn câu trả lời!

    Cập nhật bởi duchoaiemail ngày 01/01/2014 02:51:16 CH

    Chuyên viên pháp lý: Hoàng Đức Hoài

    Hotline: 0906 311 132 hoặc 0973 329 117

    Email: duchoaionline@gmail.com

    Trang: http://www.thuaphatlai24h.com.vn/

    https://www.facebook.com/vanphongthuaphatlai

    Công tác tại Văn phòng Thừa Phát Lại Quận Thủ Đức

     
    14522 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #304649   01/01/2014

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Chào bạn, hãy để em sinh viên đó tự làm bài tập, như vậy em đó mới giỏi được.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #304650   01/01/2014

    duchoaiemail
    duchoaiemail

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2011
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 13 lần


    cảm ơn phản hồi của ntdieu.

    Em sinh viên Luật này đang ôn thi phần thừa kế và mấy ngày nay đã thảo luận với các bạn cùng nhóm nhưng chưa ai chịu quan điểm của ai. Đây là 1 phần khó không chỉ cho người học mà ngay cả những người đi làm còn lúng túng. Do đó, các em hỏi mình cũng mong muốn biết được thêm 1 ý kiến hay quan điểm giải quyết tình huống trên giúp các em học tập tốt hơn. 

    Rất mong tiếp tục nhận được phản hồi!

    Chuyên viên pháp lý: Hoàng Đức Hoài

    Hotline: 0906 311 132 hoặc 0973 329 117

    Email: duchoaionline@gmail.com

    Trang: http://www.thuaphatlai24h.com.vn/

    https://www.facebook.com/vanphongthuaphatlai

    Công tác tại Văn phòng Thừa Phát Lại Quận Thủ Đức

     
    Báo quản trị |  
  • #304656   01/01/2014

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Chào duchoaiemail!

    Vậy anh chưa chắc chắn phần nào ạ!

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #304806   02/01/2014

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào bạn

    Có phải bạn đang thắc mắc ở điều 669 BLDS đúng không?,tức là trong TH này mặc dù B3 không được hưởng di sản theo điều 669 BLDS nhưng nếu C,D( do B1 đã chết nên C,D thực hiện thay nghĩa vụ của cha) thực hiện việc chăm sóc cho B3 liệu có được pháp luật  chấp nhận hay không?.

    Quan điểm của tôi thì cứ chia di chúc bình thường thôi,mặc dù di chúc là thể hiện ý chí,nguyện vọng của người chết,tuy nhiên vẫn phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật để đảm bảo được quyền lợi của các đương sự.

    Về lý thuyết thì cứ theo luật mà làm,tức là di sản mà B3 được hưởng phải theo tuân thủ điều 669 BLDS.Luật không có quy định mở nên sau khi chia di sản các bên có thể thỏa thuận về việc hưởng di sản và chăm sóc B3.

    Thân ái

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #304810   02/01/2014

    lovelife2211
    lovelife2211

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/10/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào mọi người!

    Về tình huống này, trước hết, xin được hỏi bạn longquochan: tại sao bạn lại cho rằng cứ chia theo di chúc bình thường trong khi người được thừa kế di sản là B1 đã chết trước thời điểm mở thừa kế? 

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lovelife2211 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (02/01/2014)
  • #304861   03/01/2014

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào bạn lovelife2211

    Theo tôi có 2 vấn đề được đặt ra ở đây đó là:

    1/.Trước hết cần hiểu di sản của 2 ông bà A và B gồm có cả tài sản chung và tài sản riêng.

    Tuy nhiên trong phần di chúc chung vợ chồng đã lập ông A và bà B chỉ định đoạt phần tài sản chung vợ chồng của mình cho B1 và E.Do đó đối với tài sản riêng của ông bà sẽ được chia theo pháp luật.

    2/.Theo quy định của pháp luật thì di chúc là một giao dịch dân sự,luật dân sự phần thừa kế không có một quy đình nào về ''thừa kế có điều kiện'' cả,ngoài ra trong phần giao dịch dân sự cũng có điều 125 BLDS quy định về giao dịch dân sự có điều kiện,tuy nhiên tại khoản 1 lại quy định gần như riêng cho HĐ dân sự,nó lại không điều chỉnh giao dịch dân sự đơn phương trong TH này.

    Câu hỏi đặt ra là trong TH này do B1 đã chết do đó không thể thực hiện được ý nguyện của người để lại di sản,như vậy liệu di chúc có được coi là có hiệu lực hay không?.

    Về nguyên tắc thì người được thừa kế phải tuân thủ đúng những gì mà người để lại di sản yều cầu để đảm bảo ý chí của họ được thực hiện.Do đó nếu như trong TH này B1 đã chết thì ý nguyện của A và B không thể thực hiện được.

    Theo nguyên tắc của BLDS tôn trọng tối đa quyền tự thỏa thuận của các bên do đó nếu các bên thỏa thuận được về vấn đề đảm bảo được quyền và nghĩa vụ giữa các bên thì có thể di chúc sẽ được chấp nhận.Trong TH di chúc này vô hiệu thì sẽ được chia theo Pháp luật.

    Vậy cũng cần đặt ra câu hỏi là ''nếu di chúc này vô hiệu thì việc chia di sản theo pháp luật có đảm bảo được đầy đủ quyền lợi của các bên hay không''?.Tôi nghĩ là TH này sẽ không thể vẹn toàn hơn phương án thứ nhất.

    Thân ái

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #304863   03/01/2014

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Chào lomngquocchan.

    1. Trước hết trao đổi qua về bài tập trong topic này nhé. Chỉ quan tâm tới di chúc chung của vợ chồng chứ tài sản riêng thì chia theo pháp luật mình ko nhắc đến.

    Trường hợp này di chúc vô hiệu (về chia tài sản cho B1) do B1 chết sau thời điểm di chúc có hiệu lực (theo điểm b khoản 2 Điều 667 và Điều 668 BLDS). Câu hỏi đặt ra là sẽ vô hiệu 1 phần hay toàn bộ?

    K4 Điều 667 có quy định: Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.

    Quan điểm của mình là di chúc chung này vô hiệu toàn bộ do việc vô hiệu phần di chúc vs  B1 ảnh hưởng đến cả di chúc (nội dung di chúc chỉ nhắc chia cho B1)

    Do đó đối với di chúc này sẽ phải chia theo pháp luật?.

    Đến đây thì dễ rồi nên mình không bình luận thêm.

     

    2. Về việc "điều kiện" trong di chúc

    Mình vừa lập topic về vấn đề này, mời longquocchan vào trao đổi nhé! 

    Thân!

     

    Cập nhật bởi kajnodo92 ngày 03/01/2014 06:32:15 SA Cập nhật link

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kajnodo92 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (03/01/2014)
  • #304877   03/01/2014

    lovelife2211
    lovelife2211

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/10/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào bạn kajnodo92 :)

    Có lẽ bạn chưa đọc kĩ đề bài (giống mình lúc đầu), vì đọc kĩ lại bạn có thể thấy di chúc chung nói rằng để lại tài sản cho B1 và E (chứ k phải mình B1). Vì vậy, theo mình di chúc sẽ vô hiệu 1 phần, đó là phần mà theo di chúc B1 được hưởng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lovelife2211 vì bài viết hữu ích
    kajnodo92 (03/01/2014)
  • #304891   03/01/2014

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    lovelife2211 viết:

    Chào bạn kajnodo92 :)

    Có lẽ bạn chưa đọc kĩ đề bài (giống mình lúc đầu), vì đọc kĩ lại bạn có thể thấy di chúc chung nói rằng để lại tài sản cho B1 và E (chứ k phải mình B1). Vì vậy, theo mình di chúc sẽ vô hiệu 1 phần, đó là phần mà theo di chúc B1 được hưởng.

    Giờ mới đọc lại kỹ đề bài!. Ko đơn giản như mình đã nói. Đợi chiều có thời gian sẽ quay lại làm bài này.

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #304898   03/01/2014

    lovelife2211
    lovelife2211

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/10/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào bạn longquochan :D

    Đầu tiên, xin lỗi bạn vì chưa đọc kĩ đề trước khi trả lời :)

    Việc bạn nói ts riêng sẽ chia là pháp luật là hoàn toàn hợp lý, và mình đồng ý với bạn về vấn đề này.

    Về việc B1 chết có dẫn đến di chúc vô hiệu hay không thì hoàn toàn có thể dựa trên khoản 2, Điều 667 để xác định chứ cũng không cần thiết phải quan tâm nhiều đến việc như là tôn trọng ý nguyện. 

    Bên cạnh đó, bạn nói rằng:

     

    longquochan viết:

     

    trong TH này mặc dù B3 không được hưởng di sản theo điều 669 BLDS nhưng nếu C,D( do B1 đã chết nên C,D thực hiện thay nghĩa vụ của cha) thực hiện việc chăm sóc cho B3 liệu có được pháp luật  chấp nhận hay không?.

    Quan điểm của tôi thì cứ chia di chúc bình thường thôi,mặc dù di chúc là thể hiện ý chí,nguyện vọng của người chết,tuy nhiên vẫn phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật để đảm bảo được quyền lợi của các đương sự.

    Về lý thuyết thì cứ theo luật mà làm,tức là di sản mà B3 được hưởng phải theo tuân thủ điều 669 BLDS.Luật không có quy định mở nên sau khi chia di sản các bên có thể thỏa thuận về việc hưởng di sản và chăm sóc B3.

     

     

    Theo cá nhân mình thì việc mà bạn cho rằng "B3 không được hưởng di sản theo điều 669 BLDS nhưng nếu C,D thực hiện việc chăm sóc cho B3 liệu có được pháp luật  chấp nhận hay không?" là chưa hợp lý. Bởi điều 669 quy định:"Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động."

    Theo đó trường hợp này B3 không được chỉ định hưởng di sản theo di chúc chung nhưng theo quy định B3 vẫn sẽ được nhận 2/3 suất thừa kế theo pháp luật. Và phần di sản B3 được hưởng sẽ được trích ra từ phần di sản E được hưởng theo di chúc.

    Còn việc chăm sóc B3 thế nào thì sẽ dựa vào thỏa thuận của các bên liên quan và quy định về giám hộ cho người chưa thành niên theo quy định của BLDS.

    Do vậy theo mình tình huống này sẽ được giải quyết như sau:

    - Trước hết, về tài sản chung:

    B1: Chia 1/2 tài sản chung cho E theo di chúc. Phần di sản được chỉ định cho B1 hưởng sẽ được đem chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: B2, B3 và người thừa kế thế vị của B1 là C,D.

    B2: Tính suất thừa kế theo pháp luật để so sánh xem di sản B3 được nhận đã đủ 2/3 suất tk hay chưa.

    Trường hợp này có thể thấy là B3 chưa được nhận đủ vì vậy phần còn thiếu sẽ đc trích từ phần di sản E được nhận.

    - Đối với tài sản riêng:

    B1: Sau khi A chết, ts riêng của A sẽ được chia theo pháp luật cho những người thừa kế: B,B2,B3,C,D.

    Trong đó tỉ lệ tài sản mỗi người được hưởng như sau: B=B2=B3, C=D=B/2 

    B2: Sau 1 ngày, B chết chia ts riêng của B cho: B2,B3,C,D.

    Lưu ý lúc này ts riêng của B bao gồm cả phần tài sản B được hưởng thừa kế từ A.

    Đó là quan điểm giải của mình. 

    Thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #305184   05/01/2014

    vitxucb
    vitxucb

    Sơ sinh


    Tham gia:23/03/2013
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    mình muốn hỏi di chúc chung của A và B định đoạt tài sản cho B1 và E như vậy không nói rõ là mỗi người được hưởng bao nhiêu, vậy căn cứ vào đâu để xác định mỗi người hưởng 1 nửa ?

     
    Báo quản trị |  
  • #305326   06/01/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    vitxucb viết:

    mình muốn hỏi di chúc chung của A và B định đoạt tài sản cho B1 và E như vậy không nói rõ là mỗi người được hưởng bao nhiêu, vậy căn cứ vào đâu để xác định mỗi người hưởng 1 nửa ?

    Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 684 BLDS bạn à:

    Điều 684. Phân chia di sản theo di chúc

    1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #305200   06/01/2014

    CaoGiang09
    CaoGiang09

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2013
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 274
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


    đây là phần bài tập chia thừa kế của mình vừa mới thi học kì xong,theo mình thì nên chia một phần theo di chúc và còn lại theo pháp luật,hợp nhất hóa toàn bộ di sản thành một khối thống nhất,dù chia như thế nào cũng do ý chí nhà làm luật sao cho phù hợp với đời sống pháp luật và thực tiễn.

     
    Báo quản trị |