Chia di sản?

Chủ đề   RSS   
  • #52024 21/05/2010

    minh_hiep

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia di sản?

    Ông A kết hôn và bà B có 3 người con C, D, E. Tháng 06/2007, ông A qua đời trước khi chết để lại di chúc cho E hưởng 1/4 di sản , được tin ông A mất ,H mang các giấy tờ đòi các con của A phải trả nợ, giấy tờ chứng minh A nợ H 50 triệu .

    Biết rằng tài sản chung của A & B là 800 triệu , tài sản riêng của A là 200 triệu .Hãy :


    1/ Chia di sản mỗi người được hưởng

    2/ Tính số tiền mỗi người phải trả cho H
     
    10887 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #52094   21/05/2010

    manht38
    manht38

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2010
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo tôi, thì như sau: (ở đây coi như C, D, E là người đã thành niên, đủ sức lao động)

    1/ Do A & B có tài sản chung là 800 triệu nên khi ông A mất, tổng tài sản của ông A được chia thừa kế là 800/2 + 200 = 600 triệu
    Tài sản của ông A sẽ phải chia cho E là người được hưởng theo di chúc 1/4 tài sản, như vậy, E được hưởng số tiền là 600x 1/4 = 150 triệu.

    Khi đó phần tài sản còn lại là 600 - 150 = 450 triệu sẽ được chia theo pháp luật.
    Những người sau sẽ được hưởng tài sản  là B (vợ), C, D, E (con đẻ) và đều là những người cùng hàng thừa kế thứ nhất. Do vậy họ được hưởng số tiền bằng nhau là: 450/4 = 112,5 triệu.

    Như vậy, B nhận được số tiền là 800/2 + 112,5 = 512,5 triệu. C, D nhận được là 112,5triệu. Còn E là 150 + 112,5 = 262,5 triệu.

    2/ mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại tương ứng với phần di sản mà mình đã nhận. Do vậy, số tiền phải trả cho H như sau:

    B, C, D là 112,5/600 x 50 = 9,375 triệu.
    Còn E là 262,5/600 x 50 = 21,875 triệu.

    Mình không phải chuyên ngành dân sự nên không chắc có đúng không. Đây có thể là một đáp án để bạn tham khảo.

    Chúc bạn may mắn!
     
    Báo quản trị |  
  • #52108   22/05/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    Trong bài tập tình huống này mình đồng ý với cách chia thừa kế của bạn manht38 như về câu hỏi thứ hai. Số tiền mà mỗi người phải thanh toán cho H.

    Áp dụng điều 637 BLDS thì cần phân trường hợ

    Di sản của A chưa chia thừa kế. Dùng di sản trả cho H

    Di sản của A đã chia thừa kế. Mỗi người phải trả tương ứng với phần di sản mình nhận được theo như bạn manht38.

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #52129   23/05/2010

    thanhmanht38
    thanhmanht38

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/05/2010
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Không thể phân trường hợp được. Bởi vì ban đầu, phần tài sản của ông A có để lại di chúc, trong đó không nói đến toàn bộ tài sản của mình mà chỉ để cho E 1/4 di sản.

    Vì ông A đã mất nên nghĩa vụ về tài sản lúc này không thể thực hiện được mà phải có người khác để thay nghĩa vụ trả lại số tiền còn nợ của ông A.Khi đó những người được nhận phần tài sản của ông A phải thay ông A thực hiện nghĩa vụ về tài sản tương ứng với phần di sản mà mình đã nhận.


    Theo quan điểm của mình là như vậy.
     
    Báo quản trị |  
  • #52130   23/05/2010

    thanhmanht38
    thanhmanht38

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/05/2010
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Điều 637:BLDS

    1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.

    3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

     
    Báo quản trị |  
  • #52137   23/05/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Có sự phân biệt thành hai trường hợp như bạn #0072bc;">nguyenbuibahuy đưa ra đấy, bạn #0072bc;">thanhmanht38 à. Việc phân biệt đó (tức là dù chia theo cách nào) thì cũng không có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của những người thừa kế, nhưng có ý nghĩa đối với việc đảm bảo quyền lợi của người mà người chết có nghĩa vụ đối với họ. Cụ thể:

    - Nếu di sản của người chết để lại không đủ để thực hiện nghĩa vụ của họ, thì toàn bộ di sản sẽ được dùng để thực hiện nghĩa vụ, những người thừa kế không phải thực hiện phần nghĩa vụ còn thiếu của người chết. Như vậy trường hợp này nếu chia thừa kế xong rồi mới tính toán nghĩa vụ tương ứng của từng người thừa kế sẽ trở nên vô nghĩa.

    - Nếu di sản để lại lớn hơn nghĩa vụ, việc phân biệt sẽ có ý nghĩa là khi di sản chưa chia thì sẽ lấy di sản để thực hiện nghĩa vụ đối với người có quyền trước rồi mới chia thừa kế.

    Như vậy, việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người có quyền được đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời hơn so với việc phân chia ra thành nghĩa vụ riêng lẻ cho từng người được thừa kế và có thể xảy ra trường hợp có những người thừa kế chây ỳ không chịu thực hiện nghĩa vụ.

    Còn khi di sản đã được chia rồi mới phát hiện ra người chết còn nghĩa vụ chưa thực hiện thì lúc đó mới buộc phải tính nghĩa vụ tương ứng mà từng người thừa kế đã thực hiện.

    Sau đây tôi sẽ chứng minh để các bạn thấy chia theo cách nào thì những người thừa kế cũng được hưởng chừng ấy tiền.
    Trong tình huống của #0072bc;">minh_hiep
    , nếu các bạn để ý chi tiết này "được tin ông A mất, H mang các giấy tờ đòi các con của A phải trả nợ" thì sẽ thấy ngay là di sản của ông A chưa được chia.

    Vì vậy, di sản của ông A (600tr) được dùng để thực hiện nghĩa vụ đối với ông H trước. Phần di sản còn lại là 600 - 50 = 550tr.
    E được hưởng 1/4 theo di chúc = 550 x 1/4 = 137,5tr.
    Phần còn lại để chia theo luật là 550tr - 137,5tr = 412,5tr.
    B = C = D = E = 412,5tr : 4 = 103,125tr.

    Như vậy B, C, D được hưởng phần di sản bằng nhau là 103,125tr.

    Riêng E được hưởng 103,125tr + 137,5tr = 240,625tr.

    Trong cách chia của bạn #0072bc;">manht38 (cũng chính là bạn #0072bc;">thanhmanht38 đấy), các bạn lấy số tiền mà mỗingười được hưởng trừ đi số tiền nghĩa vụ tương ứng mà họ phải thực hiện thì cũng ra con số như tôi.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #52159   24/05/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    Cảm ơn bạn BachThanhDC nha..!!!

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |