Chia đất thừa kế khi có đồng thừa kế không đồng ý

Chủ đề   RSS   
  • #85945 01/03/2011

    Mr.Vinh

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:01/03/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia đất thừa kế khi có đồng thừa kế không đồng ý

    Thưa toàn thể các bạn!

    Ông bà nội tôi có một mảnh đất của tổ tiên để lại và có 8 người con 5 gái 3 trai , nhưng ông tôi đã mất từ lâu giờ còn bà tôi, và bà tôi muốn chia cho 3 người con trai, nhưng bố tôi là thương binh nặng 81% lên được nhà nước cấp cho 1 mảnh đất để ở từ năm 1991, nhưng bố tôi chưa được hưởng đất đai của ông bà để lại, giờ bà nội tôi muốn chia mảnh đất đó làm 3 nhưng 2 chú tôi không đồng ý (một chú đã đi tù) mong các bạn giúp tôi giải quyết

    Tôi xin chân thành cảm ơn ( LH tôi sdt 0972 744 652 )

    Cập nhật bởi Mr.Vinh ngày 01/03/2011 09:47:26 PM
     
    3928 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #89393   20/03/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Chào bạn Mr. Vinh!

    Bộ luật dân sự 2005 có quy định về quyền lập di chúc như sau:

    Ðiều 648. Quyền của người lập di chúc

    Người lập di chúc có các quyền sau đây:

    1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
    2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
    3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
    4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
    5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

    Như vậy bà nội của bạn nếu là chủ sở hữu tài sản thì hoàn toàn được quyền lập di chúc và để lại tài sản cho bất cứ ai mà bà bạn muốn. Không ai có quyền can thiệp vào việc lập di chúc của bà bạn.

    Nếu các chú là con của bà bạn đều trên 18 tuổi và có khả năng lao động thì sẽ không được hưởng phần thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nữa cho nên bạn cứ yên tâm đi nhé!

    Bạn có thể tham khảo thêm về điều 669 và phần 4 (thừa kế) của bộ luật dân sự 2005 để hiểu rõ hơn nhé!

    Ðiều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại #0645ad; background-image: none; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial;">Ðiều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 #0645ad; background-image: none; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial;">Ðiều 643 của Bộ luật này:

    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

    Thân!
     
    Báo quản trị |