- Nếu trong tình huống bạn đưa ra, bạn là chủ sở hữu chiếc Ipad đó; thông qua việc bạn cho người khác mượn chiếc Ipad đó thì bạn đã xác lập một giao dịch dân sự thứ 2 là hợp đồng mượn tài sản. Bạn của bạn lại đem tặng cho người khác là thực hiện một giao dịch dân sự nữa là tặng cho.
Cụ thể: A => B => C
- B là chiếm hữu có căn cứ pháp luật tuy nhiên đến C lại là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Bởi vì trong phạm vi của hợp đồng mượn không bao gồm quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Bởi chỉ có chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền của chủ sở hữu mới có khả năng định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Trong việc bạn cho bạn của bạn mượn không bao gồm quyền định đoạt tài sản mà chỉ gồm quyền chiếm hữu và sử dụng thôi. Chính vì vậy mà C chiếm hữu tài sản này là không có căn cứ pháp luật.
- Tuy nhiên chiếc Ipad này là động sản không phải đăng kí, nên nếu trong trường hợp C không biết, không thể biết và không thuộc trường hợp phải biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật thì C là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.
Trong trường hợp C biết được việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật thì C là người chiếm hữu không ngay tình
=> Tùy vào C thuộc vào dạng nào mà có cách xử trí khác nhau
Nếu trong trường hợp C chiếm hữu ngay tình thì:
- Do giao dịch từ B => C là hợp đồng không có đền bù => bạn được quyền đòi lại tài sản của mình là chiếc Ipad
Theo Điều 257 Bộ luật dân sự 2005
Nếu trong trường hợp C chiếm hữu không ngay tình thì trong mọi trường hợp chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản của mình => bạn cũng có thể đòi lại
Theo Điều 256 Bộ luật dân sự 2005
Kết luận: trong hai trường hợp thì bạn hoàn toàn có khả năng đòi lại. Mình chỉ trả lời đến đây thôi theo câu hỏi mà bạn đặt ra còn việc ví dụ như tài sản đó không còn nữa thì sẽ có cách khác để bảo vệ bạn. Chào bạn!!!