CHỈ SỐ EQ VÀ TẦM QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI TƯƠNG LAI

Chủ đề   RSS   
  • #448154 27/02/2017

    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    CHỈ SỐ EQ VÀ TẦM QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI TƯƠNG LAI

    Có phải các bạn thường chỉ nghe về chỉ số IQ với ý nghĩ là IQ càng cao thì càng thành công sau này. Nó là một sai lầm tai hại đấy, IQ chỉ giải thích được 20% của thành công mà thôi, còn nhiều nhân tố khác ảnh hưởng và nhân tố quan trọng nhất chính là EQ – chỉ số cảm xúc.

     

    EQ – “Emotional Quotient” vốn là một thuật ngữ ngành tâm lý học và bắt đầu được sử dụng nhiều từ những năm 1995, từ đó đến nay có rất nhiều nghiên cứu khoa học nghiên cứu vấn đề này, họ đều chỉ ra rằng có thành tích học tập tốt chưa chắc đã thành công. Trong xã hội ngày càng cạnh tranh khốc liệt, muốn thành công con người phải có năng lực ứng phó với xã hội và đó là những gì thuộc về EQ.

     

    EQ là khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc của con người. Chỉ số EQ có 4 loại: chỉ số tâm trạng, chỉ số năng lực tâm lý, trí tuệ cảm xúc, trí tuệ tình cảm. Có thể nói EQ là thế giới cảm xúc, nó có tầm quan trọng đặc biệt khi là ngọn nguồn quyết định tâm hồn của con người.

     

    Học giỏi, IQ cao nhưng khả năng thích ứng với công việc, chịu áp lực, cách cư xử khéo léo,… không có thì thành công không bao giờ đến với bạn. Tất cả kỹ năng xã hội sẽ là nền tảng cho sự thành đạt sau này, vì thế từ bây giờ các bạn nên rèn luyện chỉ số EQ một cách tích cực. Sau đây là các cách để tăng chỉ số EQ:

     

    1) Hiểu rõ tầm quan trọng của trí tuệ xúc cảm trong cuộc sống hàng ngày:

     

    Phần này cần chú ý đến 4 thành phần cốt lõi:

     

    - Tự nhận thức về bản thân: Nhận ra cảm xúc của mình, nguyên nhân tạo ra cảm xúc và nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và lòng tự trọng của mỗi người.

     

    - Tự kiểm soát: kiểm soát sự tự thỏa mãn và kiềm chế cơn bốc đồng.

     

    - Nhận thức về xã hội: khả năng hòa hợp với cảm xúc và những quan tâm từ cộng đồng cũng như khả năng nhận biết và thích ứng với cách hành xử của xã hội.

     

    - Quản lý mối quan hệ: Đây là về khả năng hòa hợp với người khác, quản lý xung đột, khả năng giao tiếp, truyền cảm hứng và gây ảnh hường lên người khác.

     

    2) Cởi mở, ham học hỏi và sẵn sàng chấp nhận cái mới

     

    Cởi mở và khả năng chấp nhận luôn song hành khi đề cập đến EQ. Hãy chấp nhận với những ý tưởng và quan điểm mới. Một đầu óc hẹp hòi chỉ khiến chỉ số thông minh cảm xúc của bạn thấp đi mà thôi.

     

    3) Cẩn trọng trong công việc và suy nghĩ thấu đáo

     

    Chú trọng việc phân tích tình hình vấn đề và cân nhắc hành động hợp lý để đưa ra quyết định tốt hơn và sự dẻo dai chịu đựng, khả năng tồn tại qua khó khăn của bạn cũng sẽ cải thiện rất nhiều.

     

    4) Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

     

    Khả năng giao tiếp tốt là một thế mạnh cho sự thành công sau này của bạn nhưng nên nhớ, kỹ năng giao tiếp không chỉ xây dựng bằng lời nói mà còn dựa trên thông tin truyền tải từ cơ thể. Hãy chú ý các vấn đề sau: Khoảng cách giao tiếp phù hợp, sự chân thành, vị trí cơ thể (vòng tay rộng, mắt nhìn thằng).

     

    5) Lạc quan:

     

    Cái nhìn tiêu cực chỉ là rào cản ngăn bạn hòa nhập với thế giới nhộn nhịp, một người bi quan chỉ nghĩ đến những sai lầm chỉ khiến họ thêm chán nản khi đối diện với cơ hội mà thôi. Khi bạn lạc quan, sẽ rất dễ dàng cảm nhận những điều tươi đẹp của cuộc sống hàng ngày. Lạc quan chính là kết quả của một tâm hồn cởi mở, làm một yếu tố quan trọng của việc nâng cao trí tuệ cảm xúc của bạn.

     
    7266 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhcuong1704 vì bài viết hữu ích
    Hoaithuong2709 (16/12/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #448175   27/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Cảm ơn bài viết của tác giả. Trước giờ chỉ hay quan tâm đến chỉ số IQ mà quên mất đi chỉ số EQ, và còn có cả chỉ số AQ chúng ta cũng phải cần biết đến nữa đấy tác giả. Cái nào cũng quan trọng, phải thử làm một bài kiểm tra tổng quan thôi. :D

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (27/02/2017)
  • #448214   27/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    duongthuy2210 viết:

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Trước giờ chỉ hay quan tâm đến chỉ số IQ mà quên mất đi chỉ số EQ, và còn có cả chỉ số AQ chúng ta cũng phải cần biết đến nữa đấy tác giả. Cái nào cũng quan trọng, phải thử làm một bài kiểm tra tổng quan thôi. :D

    Cảm ơn bạn đã góp ý. Các chỉ số này cùng các nhân tố khác đều góp phần xây dựng thành công trong tương lai nên việc phát triển đồng đều là cần thiết :)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhcuong1704 vì bài viết hữu ích
    duongthuy2210 (27/02/2017)
  • #472620   28/10/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Mình cũng thấy vậy, thực tế nhiều người chỉ số IQ cao tuy nhiên trong cuộc sống lại thiếu sự nhạy bén, không giàu cảm xúc, nhiều người hơi khó hiểu, tách biệt luôn ấy. nhiều khi phải thấy mình rèn luyện cả IQ cả EQ, thiếu nhiều quá

     
    Báo quản trị |  
  • #478789   15/12/2017

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    ""Người có chỉ số xúc cảm thông minh biết tôn trọng và yêu thương bản thân. Họ biết lựa chọn những hoạt động khiến bản thân thấy bình yên, hạnh phúc. Yêu thương và tôn trọng bản thân không có nghĩa là lúc nào cũng cố gắng đạt được những gì thuận lợi nhất cho mình, mà còn là sự cân bằng giữa cho đi và nhận lại những xúc cảm tích cực với những người xung quanh."

     
    Báo quản trị |  
  • #478868   16/12/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    MÌnh cũng đồng tình với quan điểm chỉ số EQ quyết định tỉ lệ thành công của con người nhiều hơn so với chỉ số IQ. Nếu người có IQ cao, nhưng kém về mặt quản lý cảm xúc của bản thân, không biết cách giao tiếp, thiếu sự lạc quan,... thì cuộc sống thật sự bế tắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #478875   16/12/2017

    ttmlinh284
    ttmlinh284
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2014
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 1597
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 20 lần


    Theo mình nghĩ muốn thành công phải kết hợp cả về trí tuệ, kiến thức lẫn kỹ năng. Không ai có thể có một cái đầu thông minh nhưng chẳng có một kỹ năng mềm nào có thể thành công đựoc, nhưng thông minh thôi còn chưa đủ. Bản thân con nguời phải luôn học hỏi, rèn luyện mỗi ngày.

    Nhưng để nói EQ quan trọng hơn IQ thì cũng chưa hẳn. Vì việc bạn có giỏi lên, có tốt lên hằng ngày không là phụ thuộc vào việc học tập và nỗ lực.

     
    Báo quản trị |  
  • #478910   17/12/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Đúng là chúng ta dù trong học tập hay trong công việc đều thường chỉ tập trung vào chỉ số IQ mà quên mất chỉ số EQ. Suy cho cùng mình thấy không thể đề cao chỉ số nào hơn, tốt nhất là hai chỉ số này hội tụ và được phát triển đồng đều thì chúng ta sẽ học tập, làm việc và phát triển tốt hơn.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |