CHÉM NGƯỜI HÀNG LOẠT

Chủ đề   RSS   
  • #203876 27/07/2012

    lehang91

    Sơ sinh

    Phú Yên, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 0 lần


    CHÉM NGƯỜI HÀNG LOẠT

     

    Xin chào diễn đàn!

    Em xin trình bày nội dung như sau: vào khoảng 19h00 ngày 21 tháng 7 năm 2012, anh Nguyễn Văn A trong tình trạng say xỉn. Khi bị vợ gọi về, anh tức giận và trút giận vào hàng xóm, trong khi giữa hung thủ và các nạn nhân không  hề có bất cứ mâu thuẫn gì. Hung thủ dùng mã tấu lần lượt đi hành hung từng nhà, các nạn nhân đều bị chém liên tiếp vào vùng đầu, cổ, và đập mạnh vào người. Bị chém bất ngờ các nạn nhân vùng chạy nhưng hung thủ vẫn chạy theo truy sát muốn giết chết đến cùng. Hung thủ đã chém 5 người. Miệng hung thủ luôn kêu gào: "giết chết để đi tù". Em có câu hỏi muốn tham khảo ý kiến diễn đàn: trong trường hợp này hành vi của hung thủ là cố ý gây thương tích hay là thuộc tội giết người. Mức án cao nhất đối với hung thủ là bao nhiêu? Các nạn nhân có thể yêu cầu bồi thương những khoản nào?

     
    2953 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #204435   30/07/2012

    mailinhntbtn
    mailinhntbtn

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn,

    Qua miêu tả của bạn, hung thủ có hành vi chém nhiều người, chém vào chỗ hiểm, hung khí hung thủ dùng là mã tấu tức là khả năng tước đoạt tính mạng cao. Điều này cho thấy hung thủ mong muốn tước đoạt tính mạng của người khác.

    Vì vậy, căn cứ hành vi khách quan như bạn mô tả có thể khẳng định hung thủ đã phạm tội giết người.

    Luật sư Vũ Như Hảo - Đoàn Luật sư Khánh Hòa - ĐT: 0914 086 292

     

     

    Luật sư Vũ Như Hảo

    Trưởng văn phòng Luật sư Vũ Như Hảo & Cộng sự

    ĐT: 0914 086 292

    Web: www.VuNhuHao.com

    Email: LawyerVuNhuHao@Gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mailinhntbtn vì bài viết hữu ích
    lehang91 (02/08/2012)
  • #204721   01/08/2012

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Theo tôi thì còn nhiều yếu tố cần làm rõ, ví dụ như về tình trạng sức khỏe của người đó, mặc dù anh ta đã say xỉn nhưng một người bình thường tại sao lại muốn giết người để vaò tù???? Phải chẳng chỉ dựa vào tình tiết anh này say rượu thoio là đủ???

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn caythongnoel vì bài viết hữu ích
    lehang91 (02/08/2012)
  • #204828   01/08/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     

    lehang91 viết:
    Em có câu hỏi muốn tham khảo ý kiến diễn đàn: trong trường hợp này hành vi của hung thủ là cố ý gây thương tích hay là thuộc tội giết người. Mức án cao nhất đối với hung thủ là bao nhiêu? Các nạn nhân có thể yêu cầu bồi thương những khoản nào?

     

     

     

    Thân chào em!

    Với phần tư vấn của LS đã khá đầy đủ, tuy nhiên anh bổ sung thêm những thắc mắc của em như sau:

    Với những hành vi, thái độ,...của A  và mức thương tích của người bị hại chưa rõ ràng, nên có thể A phạm 1 trong 2 hoặc cả 2 tội là Cố ý gây thương tích hoặc Tội giết người. Mức hình phạt được quy định trong khung.

    Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của  người khác 

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

     4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân

    Điều 93.  Tội giết người 

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a)  Giết nhiều người;

    b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

    c) Giết trẻ em;

    d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng  hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

    g)  Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

    h)  Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

    i)  Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

    k)  Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

    l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

    m) Thuê giết người hoặc giết  người thuê;

    n)  Có tính chất côn đồ;

    o)  Có tổ chức;

    p)  Tái phạm nguy hiểm;

    q) Vì động cơ đê hèn.

    2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm

    Những khoản được bồi thường thiệt hại cho người bị hại em tham khảo quy định tại Bộ luật dân sự:

    Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

    Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

    b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

    c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

    2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

    Nếu có điểm nào không hiểu, em trình bày thêm nhé!

    Trân trọng!

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 01/08/2012 11:55:53 CH

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    lehang91 (02/08/2012)
  • #205040   02/08/2012

    lehang91
    lehang91

    Sơ sinh

    Phú Yên, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho em hỏi thêm câu hỏi này:nếu không đồng ý với kết quả giám định thì em phải yêu cầu giám định lại được không?Nếu yêu cầu giám định lại thì nộp đơn yêu cầu ở đâu và nếu một sau một thời gian mới giám định thì có giảm tỉ lệ thương tật xuống không ạ?

    Em xin cảm ơn mọi người đã góp ý cho gia đình em.

     

     
    Báo quản trị |