Chém người để quỵt tiền cước xe ôm có cấu thành tội cướp

Chủ đề   RSS   
  • #485840 28/02/2018

    Tanhvcs

    Sơ sinh


    Tham gia:30/03/2017
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Chém người để quỵt tiền cước xe ôm có cấu thành tội cướp

    A thỏa thuận với B đi xe ôm từ xã X đến xã Y. Thỏa thuận tiền công vận chuyển là 500.000 đồng. Tuy nhiên khi đến xã Y thì A không có tiền. A chỉ cho B đưa đến đoạn đường vắng để tìm cơ hội chạy trốn để quỵt tiền. Nhưng thấy B cao to nên A không dám bỏ chạy vì sợ bị B bắt lại.A lấy trong người ra một con dao mang theo phòng thân, chém 1 nhát vào gáy B mục đích để cho B sợ bỏ chạy để A không phải trả số tiền 500 nghìn. Nhờ anh em tư vấn giúp hành vi của A có cấu thành tội cướp tài sản không. Mình phân vân nhất vấn đề sở hữu tài sản
     
    4198 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #485846   28/02/2018

    Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

    Như vậy. mình không nghĩ đây có thể cấu thành tội cướp tài sản vì nếu không tính việc chém hay bỏ chạy thì đó là giao kết hợp đồng dân sự, và nếu nói tài sản là số tiền được trả cho người lái xe thì tài sản này chưa thuộc về người lái xe, người thuê xe chưa thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (trong luật theo mình nhớ thì có duy nhất nhà ở công nhận tài sản hình thành trong tương lai nên không tính trường hợp này).

     
    Báo quản trị |  
  • #486205   02/03/2018

    Tanhvcs
    Tanhvcs

    Sơ sinh


    Tham gia:30/03/2017
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Rep

    Nếu k phải cướp thì phải là cố ý gây thương tích. Nhưng mặt chủ quan của tội phạm lại là nhằm chiếm đoạt tiền công.không thoả mãn 4 yếu tố của tội gây thương tích. Chiếm đoạt tiền lẽ ra sẽ phải trả vì ng xe ôm đã hoàn thành thoả thuận 2 bên.biết vậy nhưng không có văn bản luật nào nói về tính chất sở hữu trong trường hợp này.đau đầu buốt óc quá
     
    Báo quản trị |  
  • #486219   03/03/2018

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    Này là cố ý gây thương tích với động cơ đê hèn (chém để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ) cũng tương tự như giết chủ nợ để trốn nợ thôi. Việc quỵt tiền xe ôm 500.000 trong trường hợp này không phải là mục đích mà là động cơ thực hiện tội phạm.

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
  • #486504   07/03/2018

    Tanhvcs
    Tanhvcs

    Sơ sinh


    Tham gia:30/03/2017
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Rep

    Cảm ơn chinamnhi cho mình gmail của bạn nhé.banj hiểu rất kỹ về luật. Đây là vụ án thực tế. Tuy nhiên về mặt lý luận mục đích tội phạm là kết quả cuối cùng mà tội phạm hướng tới. Động cơ là sự thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi. Trong trường hợp này mục đích cuối cùng của người phạm tội khi thực hiện hành vi là để chiếm đoạt số tiền chứ không phải chỉ là gây thương tích. Động cơ phạm tội được được coi là tình tiết định khung chứ không phải là cấu thành cho việc định tội.
     
    Báo quản trị |  
  • #486556   08/03/2018

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


     

    Tanhvcs viết:
    Cảm ơn chinamnhi cho mình gmail của bạn nhé.banj hiểu rất kỹ về luật. Đây là vụ án thực tế. Tuy nhiên về mặt lý luận mục đích tội phạm là kết quả cuối cùng mà tội phạm hướng tới. Động cơ là sự thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi. Trong trường hợp này mục đích cuối cùng của người phạm tội khi thực hiện hành vi là để chiếm đoạt số tiền chứ không phải chỉ là gây thương tích. Động cơ phạm tội được được coi là tình tiết định khung chứ không phải là cấu thành cho việc định tội.

     

    Cảm ơn bạn Tanhvcs, tuy nhiên cách lập luận của bạn còn một vài chỗ theo mình là chưa ổn lắm. Chính xác như bạn nói, động cơ là dấu hiệu định khung chứ không phải dấu hiệu định tội, mục đích mới giữ vai trò quan trọng trong xác định dấu hiệu tội phạm. Phân tích tình huống bạn nêu, mục đích của người đi xe ôm là "quỵt tiền", dựa vào đây bạn và LsTrantrongquy cho rằng nó có dấu hiệu của tội cươp vì đây là tài sản hình thành trong tương lai gì đó v.v...Hiểu như vậy là không đúng về bản chất.

    Mình đồng ý là có mục đích quỵt tiền nhưng mục đích đó chỉ đơn thuần là mục đích dân sự, kể từ thời điểm A đã hình thành mục đích quỵt tiền trong đầu thì trách nhiệm hình sự vẫn chưa đặt ra, luật hình sự vẫn chưa điều chỉnh hay nói cách khác chưa có bất kỳ một dấu hiệu tội phạm nào (thỏa mãn 4 yếu tố chủ quan chủ thể khách quan khách thể của tội phạm). Cho đến khi A thực hiện hành vi chém vào gáy của B, đến khi này thì bắt đầu đã thấy dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích (nếu thỏa điều kiện về tỷ lệ thương tật). Như vậy mục đích quỵt tiền ban đầu không làm phát sinh trách nhiệm hình sự của A nhưng mục đích gây thương tích để quỵt tiền thì đã làm phát sinh trách nhiệm hình sự. Do đó, trong tình huống này cần phân biệt được rõ ranh giới giữa dân sự và hình sự, không nên có sự lầm lẫn và như mình đã nói, quỵt tiền là mục đích trong dân sự như bạn nói nhưng nó lại là động cơ của tội cố ý gây thương tích trong tình huống này.

     

    Cập nhật bởi chinamnhi ngày 08/03/2018 08:17:52 SA

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn chinamnhi vì bài viết hữu ích
    LinhTinhLungTung (08/03/2018) Tanhvcs (13/03/2018)
  • #486971   13/03/2018

    Tanhvcs
    Tanhvcs

    Sơ sinh


    Tham gia:30/03/2017
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Chinamnhi

    Chinamnhi nhắc đến trường hợp giết chủ nợ để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên việc vay nợ và việc thanh toán tiền công này khác nhau cơ bản ở chỗ nợ vay thì có thời hạn trả cụ thể và người vay không phải ngay tức khắc thực hiện nghĩa vụ để trả nợ. Việc giết người đã cấu thành 1 tội độc lập vì mục đích là rõ ràng tước đoạt mạng sống. Động cơ trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thúc đẩy ngưòi phạm tội thực hiện hành vi quyết liệt và vô nhân tính hơn vì vậy nó đc xem xét là tình tiết định khung. Trong trường hợp này người thực hiện hành vi đã dùng vũ lực rõ rành với mục đích chiếm đoạt ngay tức khắc tài sản mà lẽ ra ng bị hại phải được hưởng. Vụ án này t đã phải đấu tranh rất nhiều để có đủ căn cứ buộc tội đối tượng. K có văn bản pháp lý cụ thể để xác định số tiền công khi hoàn thành hợp đồng có phải là tài sản của ng làm công hay không. B có văn bản hoạc bài viết nào k cho t đường linh tham khảo thêm với nhé
     
    Báo quản trị |  
  • #486515   07/03/2018

    Theo tôi thấy có cơ sở để truy cứu về tội cướp tài sản. Tiền công là tài sản của người xe ôm (có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai) và người đi xe đã dùng vũ lực để nhằm chiếm đoạt số tiền này.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    Tanhvcs (13/03/2018)
  • #486972   13/03/2018

    Tanhvcs
    Tanhvcs

    Sơ sinh


    Tham gia:30/03/2017
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Rep

    Lstrantrongquy có bài viết hay tài liệu nào về vấn đề tài sản này k. T đã nghiên cứu về luật dsu. Tuy nhiên việc tài sản hình thành trong tương lai có đc coi là sở hữu của bên thực hiện hợp đồng k thì không cụ thể. Vì nó chỉ đề cập mối quan hệ mua bán và hưởng lợi của các bên
     
    Báo quản trị |