Mới đây, sự việc người nhà bệnh nhân xông vào phòng cấp cứu liên tục buông lời tục tĩu, mắng chửi các y bác sĩ với lý do vì đã để người nhà họ "chờ mấy tiếng không thăm khám". Sự việc xảy ra tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, được camera phòng cấp cứu ghi lại.
Sau nhiều vụ bạo lực và hành hung các nhân viên y tế tại bệnh viện, trong đó có 2 luồng ý kiến trái chiều, như sau:
Thứ nhất, cho rằng việc người nhà bệnh nhân đnag trong cơn hoảng loạn vì người thân đang gặp nguy hiểm, không kiềm chế được tâm trạng nên có thể thông cảm.
Ngoài ra, cũng có ý kiến nói rằng “Không có lửa làm sao có khói’, “bệnh viện cũng nên xem lại quy trình và thời gian xử lý theo quy trình đó chứ không phải vụ nào cũng là lỗi hoàn toàn do người nhà bệnh nhân”.
Thứ hai, ngược lại với những ý kiến trên, ý kiến này lên tiếng bảo vệ các y bác sĩ rằng cần có Luật riêng nhằm đảm bảo an toàn cho y bác sĩ để răn đe, xử lý phù hợp các đối tượng tấn công họ. Bởi đó là hành vi nguy hiểm, không chỉ gây tổn thương thân thể cho nhân viên y tế, mà còn ảnh hưởng đến công việc và trách nhiệm điều trị, cấp cứu cho các bệnh nhân.
Điển hình, một số vụ bạo hành gần đây được các y bác sĩ tham gia kíp trực kể lại
Người xông vào phòng cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định liên tục buông lời tục tĩu, mắng chửi các y bác sĩ và yêu cầu phải cắt cử người trông coi, chăm sóc bệnh nhân là người thân họ 24/24.
Tuy nhiên, thời gian từ lúc bệnh nhân này vào viện đến khi hoàn thành việc cho thuốc, xét nghiệm máu, chụp phim, chuyển bó bột cố định vai và mời bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình khám, chỉ 24 phút.
Nhận thấy người xông vào có xu hướng hành hung, kíp trực nhấn chuông báo động Code Grey, đội bảo vệ có mặt ngay. Tuy nhiên, người này bất chấp sự can ngăn vẫn tiến đến hành hung nhân viên y tế. Khi công an vào viện làm việc, mọi người mới biết đây là em vợ bệnh nhân.
Cũng có vụ việc vào cuối tháng 7, có một trường hợp tại khoa cấp cứu bệnh viện, một bác sĩ bị người nhà bệnh nhi bóp cổ vì cho rằng chậm cấp cứu con gái của anh ta.
Trong khi đó, bé gái bị hóc xương cá, vào viện kiểm tra sinh hiệu bình thường, không khó thở, không la khóc, nhân viên y tế dặn bé ngồi chờ khoảng 10 phút để bác sĩ tai mũi họng đến nội soi gắp xương.
Không chỉ ở Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Hay đầu tháng 11/2018 khi 5 y bác sỹ trong kíp trực của bệnh viện Đa khoa Hải Dương hiến máu cứu một sản phụ thì bất ngờ bị người nhà của bệnh nhân lăng mạ, hành hung. Không ít người dân đã bất bình trước hành động phi đạo đức của các đối tượng.
Theo các bác sĩ, bị thân nhân người bệnh bạo hành là tình trạng nhân viên y tế khoa cấp cứu nhiều bệnh viện đang phải đối mặt hàng ngày. Đây là khoa được xem như nguy hiểm nhất bệnh viện, do đặc thù tiếp nhận bệnh nhân để xử lý ban đầu nên tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều đối tượng và rất nhiều tình huống bất ngờ.
Hiện nay, pháp luật đã có khung hình phạt điều chỉnh những hành vi bạo lực này hay chưa?
Chuyện không có gì để nói, nếu trong hoàn cảnh bình thường, tuy nhiên với đặc thù ngành nghề là các y bác sĩ phải chịu trách nhiệm rất lớn về tính mạng con người. Ngoài việc bị tấn công, bạo lực, họ còn bị chậm trễ trách nhiệm, công việc của họ.
Điển hình trong vụ việc trên, thời điểm đó, các y bác sĩ đang gấp rút xử trí 5 ca đột quỵ cấp, một bệnh nhân ngưng tim ngưng thở. Sự náo loạn này đã khiến bệnh nhân đột quỵ bị ảnh hưởng thời gian vàng cấp cứu.
Như vậyy, có thể thấy việc tấn công bạo lực, hành hung này gây nhiều hiểm họa cho các y bác sĩ và cả những bệnh nhân đang chờ được điều trị.
Theo quy định của pháp luật Hình sự trong trường hợp hành vi hành hung các y bác sỹ gây thương tích với tỷ lệ từ 11% trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Trong trường hợp thương tích dưới 11% nhưng dùng hung khí nguy hiểm hoặc các thủ đoạn khác cũng có thể bị xem xét với điều khoản này.
Trong những trường hợp khác, nếu hành vi hành hung chưa gây thương tích hoặc gây thương tích không đạt tỷ lệ 11% cũng có thể xem xét hoặc xử lý ở tội Gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ Luật Hình sự năm 2015.
Ngoài ra, Điều 52 Bộ Luật Hình sự năm 2015 cũng có quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Theo đó, đối với các tình tiết sau được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như: phạm tội có tổ chức, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội,...
Dựa theo các tình tiết kết trên, hành vi hành hung bác sĩ chưa được coi là tình tiết tăng nặng. Tuy nhiên, với các hành vi có tính chất côn đồ hoặc phạm tội vì động cơ đê hèn cũng được coi là một trong những tình tiết tăng nặng.
Ngoài ra có một số ý kiến cho rằng cần răn đe, xử lý phù hợp người tấn công các y bác sĩ. Bởi đó là hành vi chống người thi hành công vụ. Vậy các y bác sĩ có phải là người thi hành công vụ hay không?
Theo Điều 3 của Nghị định 208/2013 quy định và giải thích về người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, hạ sỹ quan và lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội thì bác sỹ không phải là người thi hành công vụ.
Cho nên, hành vi hành hung bác sĩ không bị xử lý theo tội chống người thi hành công vụ mà được xem xét để xử lý theo tội cố ý gây thương tích thông thường như các trường hợp phạm tội bình thường.