Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công bị xử phạt thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #602051 25/04/2023

    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3816
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công bị xử phạt thế nào?

    Quy định pháp luật về những hành vi nghiêm cấm đối với đơn vị được kiểm toán và đơn vị kiểm toán? Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công bị xử phạt thế nào?

    Các hành vi bị nghiêm cấm đơn vị được kiểm toán và đơn vị kiểm toán

    Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước:

    - Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán;

    - Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;

    - Đưa, nhận, môi giới hối lộ;

    - Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán;

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;

    - Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán;

    - Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức.

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán:

    - Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;

    - Cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;

    - Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;

    - Mua chuộc, đưa hối lộ cho Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước;

    - Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công.

    Tại Khoản 3 Điều 8 cũng quy định:

    - Nghiêm cấm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước

    Ngoài ra căn cứ tại Khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 cũng quy định:

    -  Các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8 của Luật Kiểm toán nhà nước 2015.

    Như vậy, căn cứ tại Điều 8 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 là những quy định pháp luật về những hành vị được nghiêm cấm đối với đơn vị được kiểm toán và đơn vị kiểm toán

    Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công bị xử phạt thế nào?

    Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 quy định:

    - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công.

    - Ngoài ra áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước

    Căn cứ theo Khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH1 quy định mức xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân

    Như vậy cá nhân có hành vi che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân trong trường hợp tổ chức vi phạm những hành vi nêu trên sẽ bị xử phạt 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định

    Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2023.

     
    292 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận