Chế độ về hưu của người làm nghề nặng nhọc độc hại

Chủ đề   RSS   
  • #573074 30/06/2021

    loannguyensonla

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/06/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chế độ về hưu của người làm nghề nặng nhọc độc hại

    Xin hỏi cho tôi hỏi: Người lao động là nam, sinh 1968 làm nghề nặng nhọc độc hại, có 32 năm đóng BHXH. Nếu đi giám định sức khỏe mất 65% sức khỏe thì có giải quyết chế độ về hưu được không ạ? Trân trọng.

     
    699 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #573085   30/06/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Chào chị, 

    Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật lao động 2019 (nội dung sửa đổi Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) thì:

    "Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

    1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;"

    Đồng thời, chị có thể tham khảo qua Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP, có quy định rõ thời điểm hưởng lương hưu trong trường hợp này. Nếu thuộc trường hợp trên thì hiện tại người này chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí do chưa đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Phụ lục II. 

    Ngoài ra, còn có trường hợp này nữa theo quy định: "c) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên."

    => Chị kiểm tra lại nếu người này làm công việc ĐẶC BIỆT nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đủ 15 năm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì sẽ được giải quyết chế độ hưu trí mà không cần phụ thuộc vào độ tuổi. 

    Thông tin trao đổi cùng chị.

     
    Báo quản trị |  
  • #582684   06/04/2022

    thaophuongg24
    thaophuongg24

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:14/03/2022
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Chế độ về hưu của người làm nghề nặng nhọc độc hại

    Trả lời:

    Chào anh/chị, về trường hợp của anh/chị, tôi xin chia sẻ quan điểm như sau:

    Điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật lao động 2019 (sửa đổi Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:

    “Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

    1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;

    b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

    c) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

    Theo dữ kiện anh/chị đưa ra, người lao động là nam, sinh 1968 làm nghề nặng nhọc độc hại, có 32 năm đóng bảo hiểm xã hội và giả sử giám định sức khỏe bị suy giảm 65% khả năng lao động thì căn cứ vào điểm a khoản 1 quy định nêu trên, tính đến thời điểm năm 2022, người lao động vẫn chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.

    Tuy nhiên, nếu công việc mà người lao động bị suy giảm khả năng lao động 61% trở lên và làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì người lao động sẽ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại điểm c khoản 1 quy định nêu trên. Vì vậy, để biết người lao động đó có được giải quyết chế độ hưu trí không, anh/chị cần xem xét thêm vấn đề người lao động có làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục quy định tại Phụ lục Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH không.

     
    Báo quản trị |