Chế độ thai sản với lao động nam

Chủ đề   RSS   
  • #600183 16/03/2023

    Chế độ thai sản với lao động nam

    Hồ sơ để lao động nam hưởng chế độ thai sản là như thế nào? Phương pháp tính ra sao?

    Căn cứ Khoản 4 Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

    “Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

    4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

    …”

    Đồng thời, tiết 2.2.4, 2.2.5 điểm 2.2 Khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định:

    “Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

    Trách nhiệm của Bộ phận/Phòng TN-Trả KQ

    2. Tiếp nhận hồ sơ giấy do đơn vị SDLĐ nộp theo hướng dẫn tại điểm 2.1, 2.2, 2.4 khoản này và hồ sơ do người lao động, thân nhân người lao động nộp theo hướng dẫn tại điểm 2.3 khoản này với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ như sau:

    2.2. Đối với chế độ thai sản của người đang đóng BHXH: Hồ sơ theo quy định tại Điều 101 Luật BHXH; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 5 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; Điều 15, 18, 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; Điều 7 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập và hồ sơ nêu dưới đây:

    2.2.4. Lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con: Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con; trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

    2.2.5. Lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con: Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con. Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

    Trường hợp lao động nam đồng thời hưởng chế độ do nghỉ việc khi vợ sinh con và hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thì tiếp nhận một lần hồ sơ như nêu tại tiết 2.2.4 điểm này.

    …”

    Như vậy, đối với người lao động nam khi hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con thì sẽ chuẩn bị hồ sơ, giấy tở theo như quy định bên trên.

    Về cách tính chế độ thai sản đối với lao động nam thì theo như quy định tại Khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng chế độ thai sản sẽ được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày nhân với số lượng ngày nghỉ, đồng thời, trợ cấp một lần được tính bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con nhân cho số con được sinh ra.

     
    179 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quyen.vuong197@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #600409   22/03/2023

    camnhungtng
    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (243)
    Số điểm: 1932
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 21 lần


    Chế độ thai sản với lao động nam

    Mình cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin. Bên cạnh chế độ thai sản dành cho lao động nữ, thì người lao động nam có vợ sinh cũng được hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật. Mình xin phép bổ sung thêm thông tin về thời gian nghỉ việc được hưởng chế độ thai sản của lao động nam. Theo đó, tại khoản 2 điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

    “Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

    2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

    a) 05 ngày làm việc;

    b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

    c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

    d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

    Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”

    Ngoài mức hưởng được hưởng tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thì trong trường hợp người vợ sinh con mà không tham gia bảo hiểm xã hội và chỉ có người chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì người chồng còn được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con (Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).

     
    Báo quản trị |