Sau khi đọc lại văn bản, tôi xin đính chính như sau:
Tóm tắt điều kiện của mẹ bạn: Đủ 20 năm đóng BHXH + Mất sức 61% + Đủ 15 năm độc hại (chứ không phải đặc biệt độc hại)
Có lẽ trường hợp của mẹ bạn chưa được quy định trong luật. Cụ thể:
1*) Theo điểm b khoản 1 điều 54 Luật BHXH 2014:
Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1.
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
===> Tóm lại: 50 tuổi + độc hại = được nghỉ hưu
2*) Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 55 Luật BHXH 2014:
Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1.
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
Và được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
Điều 16. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và đảm bảo điều kiện về tuổi đời theo bảng dưới đây:
Năm nghỉ hưởng lương hưu
|
Điều kiện về tuổi đời đối với nam
|
Điều kiện về tuổi đời đối với nữ
|
2016
|
Đủ 51 tuổi
|
Đủ 46 tuổi
|
2017
|
Đủ 52 tuổi
|
Đủ 47 tuổi
|
2018
|
Đủ 53 tuổi
|
Đủ 48 tuổi
|
2019
|
Đủ 54 tuổi
|
Đủ 49 tuổi
|
Từ 2020 trở đi
|
Đủ 55 tuổi
|
Đủ 50 tuổi
|
===> Tóm lại: 47 tuổi + mất sức 61% = được nghỉ hưu (tính cho năm 2017)
3*) Theo điểm c khoản 1 điều 55 Luật BHXH 2014:
Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1.
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
===> Tóm lại: Mất sức 61% + đặc biệt độc hại = được nghỉ hưu (không cần điều kiện tuổi đời)
Như vậy đối chiếu các quy định trên, không có điều nào nhắc đến có cả hai điều kiện của mẹ bạn:
-Nếu áp dụng mục 1*): thì đến năm 2022 mẹ bạn đủ 50 tuổi + độc hại = được nghỉ hưu ===> nếu vậy thì điều kiện mất sức 61% là vô tác dụng?
- Nếu áp dụng mục 2*): thì cũng bị đuổi đến năm 2022 mẹ bạn mới đủ 50 tuổi + mất sức 61% = được nghỉ hưu ===> Nếu vậy thì điều kiện độc hại là vô tác dụng?
- Nếu áp dụng mục 3*): thì mẹ bạn không phải làm nghề đặc biệt độc hại ---> không áp dụng được. (Không biết trong điểm c khoản 1 điều 55 Luật BHXH chủ định quy định như vậy hay do lỗi đánh máy thiếu?).
Như vậy, theo tôi trường hợp của mẹ bạn chưa được quy định trong luật, cần được bổ sung làm rõ.
Vì vậy, theo tôi, đơn vị của mẹ bạn cứ làm thủ tục hưu trí cho mẹ bạn hưởng vào tháng 1/2017 để xem cơ quan BHXH giải quyết ra sao. Nếu không được giải quyết, hãy làm văn bản hỏi BHXH Việt Nam và Bộ Lao động thương binh xã hội / hoặc làm công văn hỏi trước khi làm thủ tục.
Về tỷ lệ lương hưu: Nếu được nghỉ vào tháng 1/2017 thì được 62% là đúng.
Cầu chúc cho chế độ của mẹ bạn được giải quyết thỏa đáng.