Chế độ cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, chết

Chủ đề   RSS   
  • #613951 11/07/2024

    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (329)
    Số điểm: 3103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Chế độ cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, chết

    Nghị định 72/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ. Trong đó có quy định điều kiện, mức hưởng, trình tự, thủ tục và cơ quan có trách nhiệm bảo đảm kinh phí, chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, chết tại Điều 15 của Nghị định này.

    1. Các trường hợp Dân quân tự vệ được hưởng chế độ, chính sách

    Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 72/2020/NĐ-CP hướng dẫn dân quân tự vệ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Dân quân tự vệ 2019 trong trường hợp sau:

    - Thực hiện nhiệm vụ theo quyết định điều động hoặc huy động theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    - Thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao;

    - Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm nhiệm vụ trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

    Lưu ý: Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 72/2020/NĐ-CP bị tai nạn không được hưởng chế độ trợ cấp.

    2. Mức hưởng

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 72/2020/NĐ-CP, dân quân tự vệ được hưởng các mức sau đây:

    - Trường hợp bị tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng như quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi xuất viện. Nếu tai nạn làm suy giảm khả năng lao động 5% thì được hưởng 7.450.000 đồng; sau đó, cứ suy giảm 1% thì được hưởng thêm 745.000 đồng;

    - Trường hợp bị tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được trợ cấp tiền tuất bằng 53.640.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 14.900.000 đồng;

    - Trường hợp bị ốm đau dẫn đến chết: Thân nhân được trợ cấp tiền tuất bằng 7.450.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 14.900.000 đồng.

    3. Trình tự giải quyết

    Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 72/2020/NĐ-CP trình tự giải quyết được thực hiện như sau:

    - Dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính, môi trường điện tử đơn đề nghị trợ cấp tai nạn hoặc chết kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế cấp (nơi đã cấp cứu, điều trị cho Dân quân tự vệ), biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động hoặc giấy chứng tử, trích lục khai tử đối với trường hợp chết cho cơ quan quân sự địa phương. Dân quân thuộc đơn vị Dân quân tự vệ của cấp nào tổ chức thì gửi đơn đề nghị cho cơ quan quân sự địa phương cấp đó; trường hợp không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan quân sự địa phương phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện;

    - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị, cơ quan quân sự địa phương lập 01 bộ hồ sơ. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh quyết định;

    - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trợ cấp cho dân quân;

    - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định trợ cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho dân quân; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện thực hiện chi trả; việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận ở cấp xã.

    4. Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ, chính sách

    Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ, chính sách được quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 72/2020/NĐ-CP gồm các hồ sơ sau:

    - Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn gồm: Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho Dân quân tự vệ) cấp theo mẫu quy định, biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên; trường hợp bị tai nạn giao thông thì có thêm biên bản điều tra của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;

    - Hồ sơ hưởng trợ cấp chết gồm: Đơn đề nghị trợ cấp chết kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú, bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử; trường hợp bị tai nạn giao thông dẫn đến chết thì có thêm biên bản điều tra của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;

    - Mẫu đơn đề nghị trợ cấp tai nạn, trợ cấp chết quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

    Lưu ý: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Điều này.

    Theo đó, Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, chết được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Điều này nếu đáp ứng các quy định về điều kiện và hồ sơ nêu trên.

     
    128 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận