Chế độ bồi dưỡng cho Giám định viên pháp y

Chủ đề   RSS   
  • #6586 02/04/2009

    maidinhdan

    Sơ sinh

    Sóc Trăng, Việt Nam
    Tham gia:10/02/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chế độ bồi dưỡng cho Giám định viên pháp y

    Từ năm 1996 Bộ tư pháp có công văn số 355 TT/LB NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 160/TTG NGÀY 15/3/1996 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP.

    * Nay xin hỏi Bộ tư pháp có ban hành văn bản nào về chỉnh sửa chế độ Bồi dưỡng cho giam định viên thuộc ngành giám định pháp y không? Vì so với tình hình thực tế hiện nay mức bồi dưỡng theo công văn 355 của Bộ từ năm 1996 không còn phù hợp nửa. Nếu có văn bản nào co liên quan xin tư vấn và giúp đỡ.

    Hên Dân
    Trung tâm giám định y khoa & Pháp y tỉnh Sóc Trăng.
    Số 12 - Pasteur - Phường 8 - TPST - Sóc Trăng.
    Điền thoại : 0914454423
    Cơ quan: 0793.821879 ( Gặp Anh Dân ).
    Email: maidinhdan@gmail.com
     
    11458 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #6587   12/02/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Chào bạn maidinhdan!
    Trích dẫn:
    Từ năm 1996 Bộ tư pháp có công văn số 355 TT/LB NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 160/TTG NGÀY 15/3/1996 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP.


    Thông tin trên của bạn chưa được chuẩn xác lắm. Thực tế thì văn bản số 355 đó không phải là "Công văn" và cũng không phải do Bộ Tư pháp đơn phương ban hành; mà đó là 1 Thông tư liên tịch:

    BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ TƯ PHÁP
    ********

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ********

    Số: 355-TT/LB

    Hà Nội , ngày 12 tháng 10 năm 1996

     

    THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

    CỦA BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ, TÀI CHÍNH, TƯ PHÁP SỐ 355 TT/LB NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 160/TTG NGÀY 15/3/1996 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP

    Theo Thông tư này:

    II. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC BỒI DƯỠNG

    2. Đối với giám định pháp y được hưởng bồi dưỡng các mức sau đây: a) Mức 10.000 đ/1 vụ/1 giám định viên, áp dụng đối với giám định pháp y trên người sống (gây thương tích, hiếp dâm...) trong trường hợp đơn giản; mức 20.000 đồng/1 vụ/1 giám định viên trong trường hợp phức tạp.

    b) Mức 20.000 đ/1 vụ/1 giám định viên, áp dụng đối với giám định trên tài liệu, tang vật (phủ tạng, lông tóc, máu...) trong trường hợp đơn giản; mức 30.000 đồng/1 vụ/1 giám định viên trong trường hợp phức tạp.

    c) Đối với giám định tử thi được hưởng bồi dưỡng các mức sau đây:

    - Giám định không mổ tử thi:

    + Mức 30.000 đồng/1 vụ/1 giám định viên, áp dụng đối với giám định người chết trong vòng 48 giờ.

    + Mức 40.000 đồng/1 vụ/1 giám định viên, áp dụng đối với giám định người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày, hoặc còn trong 48 giờ nhưng phải khai quật.

    + Mức 50.000 đồng/1 vụ/1 giám định viên, áp dụng đối với giám định người chết để quá 7 ngày, hoặc còn trong 7 ngày nhưng phải khai quật.

    + Mức 60.000 đồng/1 vụ/1 giám định viên, áp dụng đối với giám định người chết để quá 7 ngày mà phải khai quật.

    - Giám định có mổ tử thi:

    + Mức 80.000 đồng/1 vụ/ 1 giám định viên, áp dụng đối với giám định người chết trong vòng 48 giờ.

    + Mức 100.000 đồng/1 vụ/ 1 giám định viên, áp dụng đối với giám định người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày, hoặc còn trong 48 giờ nhưng phải khai quật.

    + Mức 120.000 đồng/1 vụ/ 1 giám định viên, áp dụng đối với giám định người chết để quá 7 ngày, hoặc còn trong 7 ngày nhưng phải khai quật.

    + Mức 150.000 đồng/1 vụ/ 1 giám định viên, áp dụng đối với giám định người chết để quá 7 ngày mà phải khai quật.
    ........................

    Mức bồi dưỡng như trên là quá thấp, trong khi giá trị đồng tiền năm 1996 so với 2009 là 1 trời một vực!

    Ngày 29/4/2004, Pháp lệnh giám định tư pháp đã được thông qua, sau đó là Nghị định 67/2005/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện, với những điều khoản ghi nhận sự đãi ngộ của Nhà nước đối với hoạt động giám định tư pháp. Nghị định 67/2005 có quy định tại điều 6:


    NGHỊ ĐỊNH

    CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 67/2005/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 5 NĂM 2005  
    QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA  
    PHÁP LỆNH GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

    ...

          Điều 6. Chế độ phụ cấp, bồi dưỡng, thù lao đối với người giám định tư pháp

    1. Ngoài việc được hưởng các chế độ phụ cấp áp dụng cho ngành mình, giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự là người hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc giám định theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, kể từ ngày được bổ nhiệm giám định viên tư pháp.

    2. Khi thực hiện giám định, người giám định tư pháp là người hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được hưởng bồi dưỡng theo vụ việc giám định.

    Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước giúp việc cho người giám định tư pháp khi thực hiện giám định thì được hưởng 85% mức bồi dưỡng mà người giám định tư pháp được hưởng.

    3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định cụ thể về phụ cấp, bồi dưỡng áp dụng cho từng lĩnh vực giám định tư pháp theo đề nghị của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp.

    4. Người giám định tư pháp là người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được hưởng thù lao giám định tư pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Pháp lệnh Giám định tư pháp.

    Mãi đến cuối năm 2008, Bộ Tư pháp loay hoay chấp bút  giúp Chính phủ xây dựng Quyết định quy định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp mới, thay cho Quyết định 160/1996. Theo Dự thảo, đối với việc giám định thực hiện theo ngày công, người giám định tư pháp được hưởng mức bồi dưỡng từ 80.000 đến 400.000 đồng/ngày, đối với việc giám định thực hiện theo vụ việc mức bồi dưỡng là 60.000 đến 1.200.000 đồng/vụ việc/người. Tuy nhiên, khi Dự thảo đưa ra lấy ý kiến các chuyên gia thì nhiều ý kiến cho rằng, không riêng gì mức bồi dưỡng trên, mà toàn bộ các mức bồi dưỡng trong Dự thảo Quyết định tuy chưa ban hành nhưng đã kịp lạc hậu với thời cuộc; nhiều người khẳng định cần thiết phải nâng lên mức từ 1-3 triệu đồng.
    Vậy là ... tắc!

    Có lẽ vì quá sốt ruột chờ Trung ương nên mới đây, tỉnh Bình Định đã làm bước đột phá: 

    Bình Định: Giám định Pháp Y được đãi ngộ 2 triệu đồng/tháng

    Tỉnh Bình Định vừa phê duyệt chế độ đãi ngộ hàng tháng và chế độ trợ cấp đối với giám định viên thuộc 2 tổ chức Giám định Pháp y và tổ chức Giám định Tâm Thần.

    Theo đó, đối với giám định viên pháp y thường trực được đãi ngộ 2 triệu đồng/người/tháng; Giám định viên không thường trực, kỹ thuật viên, y công được 1 triệu đồng/người/tháng. Đối với giám định pháp y tâm thần thường trực được đãi ngộ 1 triệu đồng/người/tháng; Giám định viên không thường trực, kỹ thuật viên, y công được 5.00.000 đồng/người/tháng. Ngoài chế độ trợ cấp, giám định viên pháp y, tâm thần còn được bồi dưỡng theo vụ việc.

     

    Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ cấp 2 máy điện thoại di động cho 2 giám định viên thường trực của Tổ chức Giám định pháp y tỉnh và được thanh toán cước phí điện thoại 2.00.000/máy/tháng…

    (Pháp Luật Việt Nam 7/1, tr5)



     
    Báo quản trị |  
  • #6588   28/03/2009

    mencoi
    mencoi

    Sơ sinh

    Lào Cai, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 36
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Lại Bình Định đột phá

    Xưa vô trong nớ để coi:
    "Con gái Bình Định múa roi dạy chồng".
    Lãnh đạo nay lại động lòng,
    Cảm thông nỗi khổ, phá vòng kim cô.
    Ước gì mọi tỉnh chúng ta,
    Cùng là các Bộ đều hô: "đồng lòng"!

          Mỗi khi có vụ án mà quá trình điều tra, truy tố, xét xử đi vào bế tắc là rất nhiều người, cơ quan, dư luận tìm mọi lý do đổ cho...giám định (bởi khi họp phá an hay "bình công, luận tội" đã có bác sĩ pháp y nào được ghé ghế cùng ngồi?). Nhưng thử hỏi đã ai, cơ quan nào quan tâm thực sự đến công việc này và những người thực thi nó ?.
          Tôi chắc các giám định viên không cần mọi người ...thương hại hay xót xa cho cái công việc nặng nhọc, độc hại, bị xã hội, người thân xa lánh (bởi cả tâm linh và thu nhập) này mà cần phải đánh giá đúng sự đóng góp của họ! Nếu không có kết luận giám định pháp y thì ngay cả một việc đơn giản nhất là một nạn nhân bị ô tô chèn bẹp đầu cũng không ai, cơ quan nào dám đứng ra kết luận, xử lý vụ việc.
          Do vậy công việc của các GĐV pháp y phải được xã hội nhìn nhận, đánh giá trtên quan điểm đó. Do vậy những người dám xả thân vì nó và dám chụi trách nhiệm pháp lý về kết luận của mình phải được trả công xứng đáng. Nhắc lại rằng dây không phải sự "ban ơn" hay "thương hại gì.
         Nếu cứ duy trì thế này chắc chắn công tác này sẽ mai một dần cả lực lượng, trình độ và như vậy không hiểu lấy gì đảm bảo cho tiêu chí "Sống và làm việc theo Pháp luật" của chúng ta?. Cho đến nay các GĐV còn tại vị bởi họ biết tự động viên nhau: "mình đang làm việc Thiện để tìm ra cái Ác. Như vậy Trời biết, Đất biết, Thánh thần biết chắc sẽ được phù trợ". Âu cũng là một cách tự an ủi nhau trong lúc những người có trách nhiệm mải bận lo bao việc lớn lao khác.
    -Lương Đức Mến (Lào Cai)- E-mail" luongducmen@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #6589   02/04/2009

    mencoi
    mencoi

    Sơ sinh

    Lào Cai, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 36
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Đã chờ được 10 xin chờ tiếp

    #ccc" align="center">

    Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu!

    Các bài viết không dấu sẽ bị xem là bài viết vi phạm!
    Bài viết vi phạm sẽ bị xóa!

             maidinhdan đã thay mặt anh em trong nghề nêu vấn đề bức xúc hiện nay, tuy viện dẫn chưa chính xác mấy.
          Cám ơn Ls PhanAnhCuong  đã giúp sửa lại thông tin và cung cấp khá đầy đủ thông tin hiện hành. Chứng tỏ Ls rất thông cảm với các GĐV.
          Xin nhắn lại, Bộ tư pháp không có thẩm quyền và chưa bao giờ ban hành một văn bản nào về chế độ bồi dưỡng cho GĐV. Bộ này chỉ có nhiệm vụ đề xuất. Theo thông lệ phải qua: Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính rồi mới được Chính phủ ban hành. Tôi được biết việc này đã rục rịch từ lâu, Hội nghị Sơ, Tổng kết nào của lực lượng Pháp y, Kỹ thuật hình sự, ngành Tư pháp cũng được các đại biểu hâm nóng diễn đàn bằng những dẫn chứng kinh ngạc và kiến nghị thiết thực. Nhưng diễn giả phát chỉ để đồng nghiệp nghe bởi trong số thính giả ngồi ở Hội trường có mấy ai làm công tác tổ chức, chính sách đâu. Do vậy, xem ra tình hình cải thiện chế độ thù lao cho GVĐ chưa mấy lạc quan.
            Tôi cũng không hiểu nó "tắc" ở khâu nào? Ai biết xin chỉ dẫn và hiến luôn cách gỡ.
            Theo tôi, thiết thực nhất là xin mời các vị có trách nhiệm nên "vi hành" vài bận sẽ có được sự "cảm thông" ngay.

     
    Báo quản trị |