Che dấu tội phạm hay không tố giác tội phạm?

Chủ đề   RSS   
  • #67550 09/11/2010

    Mr.duong

    Male
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:09/11/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 393
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Che dấu tội phạm hay không tố giác tội phạm?

    Mình có câu hỏi các bạn cùng thảo luận nha : trong luật hình sự có quy định về tội :che dấu tội phạm(đ 21 blhs) và không tố giác tội phạm(đ22blhs) .

    Có tình huống sau :

    A ăn trộm được một con bò khi đưa bò ra khỏi chuồng khoảng 100m thì gặp B và A đã kể cho B về hành vi của mình và cùng rủ B đi bán bò.

    Cả hai cùng bán đựợc 7 triệu A chia cho B 2 triệu.Trường hợp này thì B pt che dấu tội phạm hay là không tố giác tội phạm.Nhiều ý kiến cho rằng đó là che dấu tội phạm .theo mình nghĩ thi đó là không tố giác tội phạm thi đúng hơn.Theo các bạn thì sao?
    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 09/11/2010 09:56:40 AM cách dòng

    Họ và tên:Đinh Văn Dương

    vị trí: huấn luyện viên ( hoàng đai nhất cấp)

    Cơ quan:Trung tâm đào tạo võ thuật vovinam - việt võ đạo Thừa Thiên Huế

     
    12937 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #67554   09/11/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào bạn Dương,

    Mình xin có ý kiến như sau:

    Nếu như hành vi của A chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều 138 thì hành vi của B không bị bị truy cứu trách nhiệm về tội không tố giác tội phạm theo điều 313 BLHS đâu
    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 09/11/2010 10:10:48 AM cách dòng
     
    Báo quản trị |  
  • #67555   09/11/2010

    Mr.duong
    Mr.duong

    Male
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:09/11/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 393
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cảm ơn bạn nhiều nhé!

    Họ và tên:Đinh Văn Dương

    vị trí: huấn luyện viên ( hoàng đai nhất cấp)

    Cơ quan:Trung tâm đào tạo võ thuật vovinam - việt võ đạo Thừa Thiên Huế

     
    Báo quản trị |  
  • #67557   09/11/2010

    lucvu1989
    lucvu1989

    Sơ sinh

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2010
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    theo mình thi B không phạm 1 trong hai tội mà bạn nêu trên mà B phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tôi mà có , quy định tại điều 250 BLHS!

    Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

    1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp ;
      c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
      d) Thu lợi bất chính lớn;
      đ) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
      a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
      b) Thu lợi bất chính rất lớn.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
      b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
     
    Báo quản trị |  
  • #67581   09/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào các bạn,

    Theo mình thì B chẳng phạm tội nào cả

    - Tội che dấu tội phạm Đ313 - B không có hành vi che dấu hành vi phạm tội của A nên không thể xét xử B theo tội này.

    - Tội không tố giác tội phạm Đ314 - không thỏa mãn điều kiện về hành vi phạm tội của A thuộc nhóm tội bị điều chỉnh bởi điều luật này (tội của A thuộc khoản 1 Đ138)

    - Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Đ250 - B có tiêu thụ đâu chỉ đi cùng A để bán bò và nhận tiền A cho.

    Tóm lại B chỉ phải có trách nhiệm hoàn trả lại khoản tiền đã nhận thôi.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #67604   09/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Câu trả lời của #0072bc;">lucvu1989 đúng rồi.

    Về khái niệm:

    Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi của người biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có, tuy không hứa hẹn trước nhưng vẫn cất giữ, bảo quản, sử dụng, mua bán, trao đổi.

    Về thuật ngữ pháp lý:


    Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là biết rõ đó là tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng vẫn nhận hoặc mua để sử dụng, nhận để bán lại hoặc giới thiệu người khác mua, mang đi mua bán hoặc trao đổi, chuyển tài sản đó cho người khác theo yêu cầu của người phạm tội...
    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 10/11/2010 08:44:02 AM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #67702   10/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bác BachThanhDC,

    Vụ này thì chắc mình phải làm luật sư cho bị cáo rùi!

    Đọc kỹ qui định tại điều 250 thì có 2 hành vi đối với tài sản do người khác phạm tội mà nếu một người thực hiện sẽ bị khép vào tội này, đó là chứa chấp và tiêu thụ.

    Theo "cáo trạng" thì A trộm được bò và rủ B đi bán bò, xem như việc bán bò được diễn ra ngay tức thì sau đó, vậy thì không có bằng chứng nào cho thấy B có hành vi chứa chấp con bò đó (ví dụ A gửi nhờ con bò ăn trộm để hôm sau hoặc vài hôm sau nữa mới bán).

    Cũng theo "cáo trạng" thì không có bằng chứng nào được đưa ra là B giới thiệu cho A nơi bán bò để giúp A tiêu thụ con bò bị trộm, tương tự "cáo trạng" cũng không cho thấy được B có hành vi nào giúp A che dấu con bò trong quá trình đi tiêu thụ (ví dụ cho mượn xe tải), nhờ có B tác động mà con bò bán được giá hơn ..... Vậy thì B chẳng có "công lao" nào trong quá trình đi tiêu thụ bò. (Ậy bác đừng có bảo là B có công dắt bò thay A trong quá trình đi bán nhé ).

    Vì chứng cứ không đầy đủ và có tính thuyết phục nên đề nghị tòa tuyên bị cáo B vô tội.
    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 10/11/2010 08:45:16 AM Cập nhật bởi BachHoLS ngày 10/11/2010 08:44:32 AM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #67707   10/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào "Luật sư" Hồng Hải!

    Đọc bài của bạn cứ cười một mình. Đúng là thảo luận pháp luật theo phong cách này có cảm giác đỡ nhàm chán và khô khan hơn nhiều.

    Quan điểm của mình là B phạm tội "tiêu thụ" và theo "Cáo trạng" thì hành vi của B là cùng mang con bò đi bán với A.

    Thực tiễn xét xử thì những người có hành vi như B đều bị "lùa" hết vào trong cái "giỏ cáo trạng".

    Sang đến "ông Toà" thì vỗ bàn cái rầm: "Bị cáo cãi cái gì mà cãi, tội đã hai năm rõ... 24 tháng mà còn chối".

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #67710   10/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Anh BachThanhDC nói "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là biết rõ đó là tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng vẫn nhận hoặc mua để sử dụng, nhận để bán lại hoặc giới thiệu người khác mua, mang đi mua bán hoặc trao đổi, chuyển tài sản đó cho người khác theo yêu cầu của người phạm tội...".

    Thuật ngữ mua bán, khác thuật ngữ mang đi mua bán, thuật ngữ mua bán chỉ diễn ra trong phạm vi chủ sở hữu tài sản với người có ý định mua tài sản. Còn thuật ngữ mang đi mua bán tài sản lại diễn ra với cả những người không phải là chủ sở hữu tài sản nữa.


    Em tìm mãi không thấy cái thuật ngữ mang đi mua bán này được quy định trong văn bản nào của pháp luật cả. Mà muốn xét xử thì phải có căn cứ pháp luật, hành vi của B ở trường hợp này đúng là hành vi mang đi mua bán con bò đó. Nhưng không phải là hành vi mua bán con bò đó (B không phải là người có quyền đối với con bò này) nên em nghĩ là B không phạm tội.

    Mà thực tiễn xét xử chỉ được coi là tài liệu tham khảo, không có giá trị bắt buộc đối với các thẩm phán xử những vụ án tương tự (VN ko cho phép sử dụng án lệ) nên không thể coi thực tiễn xét xử để biện luận được.
    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 10/11/2010 09:42:02 AM

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #67733   10/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Lại mổ xẻ vấn đề rồi. Tại sao lại phải bàn đến việc chủ sở hữu hay không phải là chủ sở hữu ở đây. Nếu là chủ sở hữu mang tài sản của mình đi mua bán thì còn bàn đến chuyện phạm tội hay không phạm tội làm gì.

    Còn việc mua bán tài sản đâu chỉ có diễn ra giữa chủ sở hữu và người mua. Một người lấy cắp tài sản rồi mang đi mua bán thì cũng là mua bán đấy thôi. Chỉ có điều việc mua bán đó là trái pháp luật.


    Còn cái thuật ngữ tại sao lại cần phải được quy định bằng văn bản pháp luật. Em thử tìm xem có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định Giết người là gì, Cố ý gây thương tích là gì, Phản bội Tổ quốc là gì không.... Vậy mà luật hình sự lại quy định những tội này.


    Đừng mổ xẻ, mà hãy hiểu vấn đề theo cách đơn giản hơn. Anh biết tôi trộm cắp tài sản, tuy không hứa hẹn trước nhưng anh giúp tôi đi tiêu thụ tài sản đó thì anh phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Đơn giản vậy thôi.


    Và thực tiễn xét xử cũng là ở chỗ đó chứ có phải là áp dụng án lệ hay tiền lệ gì đâu.
    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 10/11/2010 10:54:09 AM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #67826   10/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Tòa này khó quá chắc phải kháng cáo thôi .

    Trở lại vấn đề kỹ thuật lập pháp, nếu sử dụng từ "tiêu thụ" thì, theo nghĩa sử dụng thông dụng trong dân chúng, hoàn toàn chỉ có thể hiểu là B là người trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có.


    Nếu để hiểu theo hướng có tham gia giúp người phạm tội trong quá trình tiêu thụ tài sản, ví dụ chỉ chỗ bán, mang đi tiêu thụ, cung cấp phương tiện chuyên chở, tác động đến bên mua ... thì nên sửa lại nội dung qui định của luật cho phù hợp, tệ nhất cũng phải có văn bản hoặc nghị quyết của tòa về hướng dẫn cách hiểu như thế.


    Nếu không thì người bị buộc tội cứ ấm ức về chuyện "chữ nghĩa" trong điều luật. Đó cũng là một cách thể hiện sự minh bạch của luật trong quá trình thực thi áp dụng, vì luật là để áp dụng cho mọi người chứ không phải chỉ dành riêng cho các "chiên da" luật như chúng ta .

    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 10/11/2010 04:29:15 PM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #67828   10/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    "Cấy ni" thì đồng ý hoàn toàn "nầy".
    Chỉ tiếc là chúng ta không nằm Uỷ ban soạn thảo Luật của Quốc hội.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #206712   11/08/2012

    haeki85
    haeki85

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tớ k phải dân luật nên k biết ý kiến tớ nêu có đúng k nhưng cũng xin góp ý kiến về trường hợp này:

    ở đây A đã rủ B đi bán và có chia tiền cho B. Dù cho B không trực tiếp cướp nhưng hành vi của B là tiếp tay cho kẻ cướp nên nếu là tớ thì tớ coi hành vi của B là tòng phạm.

    giả sử A bắt cóc 1 ng rồi hiếp dâm thì bị B bắt gặp và A đã dụ dỗ B hiếp tập để k bị B tố giác, vậy k lẽ nếu bị tố cáo thì chỉ có A là tội phạm hiếp dâm còn B thì chỉ coi là không tố giác tội phạm  hay các hình phạt khác nhẹ hơn ? 

    vậy nên theo tớ việc cướp có tổ chức k nhất thiết phải là tham gia ngay từ đầu vụ cướp.

     
    Báo quản trị |