tôi xin nêu ra quan điểm của mình trước thắc mắc của bạn mong được sự đóng góp của các thành viên:
tôi xin trích lại định nghĩa che giấu và không tố giác tội phạm được qui định tại điều 21&22 BLHS 1999 như sau:
Điều 21. Che giấu tội phạm
Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
Điều 22. Không tố giác tội phạm
Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.
tội che giấu tội phạm được định nghĩa thông qua cách liệt kê các hành vi che giấu như che giấu người phạm tội, tang vật, giấu vết ... và được khái quát lên bằng cụm từ " có hành vi cản trở sự phát hiện" tức là sau khi tội phạm được thực hiện thì người biết về tội phạm đã thực hiện một cách chủ động còn không tố giác khác một cách cơ bản với che giấu tội phạm đó là hành vi được thực hiện một cách là không hành động trong khi pháp luật buộc người trong hoàn cánh đó phải hành động bằng cách tố giác người phạm tội.
tuy nhiên tôi có một lưu ý đối với bạn chỉ ai che giấu hoặc không tố giác một số tội được qui định tại điều 313, 314 mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
xét lại tình huống trên H phạm tội hiếp dâm trẻ em qui định tại điểm b,d k2 d112 vi H đã hiếp dâm người mình có trách nhiệm chăm sóc và phạm tội nhiều lần. và nếu xác định được tuổi chính xác của nạn nhân dưới 13 tuổi thì tội của H thuộc khoản 4 d 112.
vì các lẽ trên P phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm.