Chấp nhận rủi ro để khởi nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #505701 27/10/2018

    buigiathang

    Mầm

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2016
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 534
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 21 lần


    Chấp nhận rủi ro để khởi nghiệp

    Chào các bạn,

    Khởi nghiệp làm kinh doanh là chấp nhận rủi ro. Và lúc để bạn chấp nhận rủi ro dễ nhất là lúc bạn chưa có nhiều tránh nhiệm với ai cả. Tức là lúc còn độc thân, chưa phải lo ăn lo ở lo mặc cho một vợ mười con.

    Vì vậy, nếu các bạn mới ra trường, còn độc thân vui tính, mà khởi nghiệp thì đó là thời gian lý tưởng nhất.

    Dưới đây là vài ý tưởng mình chia sẻ với các bạn để giúp các bạn bớt rủi ro và tăng cơ hội thành công:

    1. Bạn phải say mê sản phẩm/dịch vụ của bạn đến mức bạn đã trở thành thầy của thiên hạ về điều đó, dù sản phẩm/dịch vụ đó là gì—dù đó là làm một loại bánh ngọt, hay chỉ là một hệ thống phân phối bánh ngọt đó qua Internet.

    2. Bạn phải say mê lập công ty riêng của bạn hơn cả bất kì anh chàng hay cô nàng nào đang theo đuổi bạn (Nói người ấy đợi cho vài ba năm).

    3. Có khách hàng trước khi mở quán. Nếu làm bánh ngọt, thì nhờ nhiều bạn bè làm thử nghiệm về vị (blind taste test) cho mình để chắc là bánh của mình nhiều người thích; rồi sau đó tiếp thị bán cho bạn bè và người thân (bỏ vào hộp lịch sự làm quà), làm website/blog giới thiệu. Khi thấy nhiều bạn thích, thì lúc đó hãy lo lập công ty.

    Nếu là, dịch vụ sửa computer thì cũng thế, làm cho bạn bè và website nhỏ trước, làm công ty sau.

    Bắt đầu bằng bè bạn, thân nhân, gia đình đi ra.

    4. Trong thị trường có sẵn với nhiều công ty, mình phải tìm cách làm cho sản phẩm/dịch vụ của mình có gì đó khác hẳn các công ty khác. Sự khác biệt này quyết định thành bại đến 90%.

    Ví dụ: Bánh ngọt sô cô la dành riêng những người thích bánh sô cô la nhưng lại muốn giảm cân giữ người thon thả. Hay, sửa computer tại nhà khách hàng, từ 8 giờ sáng đến 11 giờ đêm—“bạn còn làm việc, chúng tôi còn sửa”—hay “có mặt (tại nhà khách hàng) dưới 30 phút (sau khi khách hàng gọi)”…

    Đây là điều quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh. Nếu bạn chỉ là một trong 100 công ty khác, thì rất khó thành công.

    5. Biết nhóm khách hàng chính (core clientele) của mình sẽ là những ai: Các chuyên gia nữ từ 25 đến 40 tuổi cho bánh ngọt của mình. Các gia đình doanh nhân là khách hàng sửa computer của mình.

    6. Để ý đến tên, slogan, logo và gam màu của công ty. Đây là các yếu tố tiếp thị rất quan trọng. Tùy theo nhóm khách hàng chính (core clientele) mình nhắm đến là ai mà ấn định các yếu tố tiếp thị này.

    7. Làm thủ công trước, công nghiệp sau. Tức là đừng đầu tư vào máy móc công nghiệp khi mình chưa cần. Nếu số lượng khách hàng mua bánh còn ít, chỉ cần vài máy móc nhỏ thôi, thì mua máy móc nhỏ. Lớn đến đâu thì mua sắm theo nhu cầu đến đó. Đừng dùng căn phòng 200 người chỉ cho 5 người ngồi.

    8. Khi chuyển từ thủ công sang công nghiệp thì giá trị sản phẩm thay đổi (bánh ngọt của mình sẽ thành tồi hơn), do đó phải nghiên cứu công thức làm công nghiệp để sản phẩm vẫn ngon/tốt bằng hay gần bằng sản phẩm thủ công.

    9. Nên có một danh sách khách hàng, với mọi thông tin chi tiết như tên tuổi, địa chỉ, điện thoại… Và có chính sách “giới thiệu bạn bè”, ai giới thiệu một “bạn” mới (đừng dùng từ “khách hàng”) thì sẽ được giảm 50 nghìn đồng cho lần mua hàng kỳ tới chẳng hạn.

    10. Tự tin: Lúc công ty còn nhỏ, hay chỉ mới có tên mà chưa có giấy tờ, vẫn làm business card cá nhân, và nói chuyện rất tự tin về sản phẩm/dịch vụ của mình. Đừng thiếu tự tin.

    Công ty mới thì thường là chỉ có một người: giám đốc, kiêm quét nhà, kiêm thư ký, kiêm sản xuất, kiêm tiếp thị… Cho nên, hãy làm mọi vai trò một cách trọn vẹn.

    Chúc các bạn thành công.

    Ls Trần Đình Hoành.

    Cập nhật bởi luatsubuigia ngày 27/10/2018 05:41:10 CH

    BÙI GIA THẮNGEMAIL: BUIGIATHANG365@GMAIL.COM

     
    9762 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận