Chấm dứt tư cách thành viên công ty TNHH 2 TV

Chủ đề   RSS   
  • #91625 29/03/2011

    boo_9x_145

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/03/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chấm dứt tư cách thành viên công ty TNHH 2 TV

    Công ty A là cty TNHH gồm 2 TV là B và C. B chiếm 70% tổng số vốn, C chiếm 30% còn lại. Sau 2 năm hoạt động, B bị phạt tù.

    a. B có bị chấm dứt tư cách TV hay ko? Nếu có cty có chuyển sang Cty TNHH 1TV ko?

    b. Sau khi B ra tù, C muốn chuyển 10% vốn của mình cho vợ có được ko?
     
    26360 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #91929   31/03/2011

    luatsuanthai
    luatsuanthai
    Top 200
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2011
    Tổng số bài viết (417)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 103 lần


    Nếu C phải chấp hành hình phạt tù thì C phải chào bán lại phần vốn góp choB hoặc cho người khác nếu được B chấp nhận. Nếu chuyển nhượng cho B thì phải đăng ký lại công ty thành công ty TNHH 1 TV.
    Vì đã chuyển nhượng phần vốn góp nên sau khi ra tù C không có quyền chuyển nhượng phần vốn góp cho vợ nữa.

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ - CEO: Luật sư NGUYỄN ĐẮC THỰC

    Hotline: 0972.805588 - 0975.205588 - 0996.025588

    Website: http://luatsu.pro.vn Email: luatsuthuc@hotmail.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #92192   01/04/2011

    boo_9x_145
    boo_9x_145

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/03/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    câu b mình hỏi là sau khi B ra tù, C có được chuyển nhượng vốn góp cho vợ mình hay ko?
     
    Báo quản trị |  
  • #92298   02/04/2011

    mancoi_hlu
    mancoi_hlu

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2011
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình xin đưa ra quan điểm của cá nhân như sau:
    a. B bị phạt tù, B không còn tư cách để tham gia tổ chức và quản lý công ty ( điều 13 LDN 2005). Do đó, B mất tư cách thành viên. B phải thực hiện hoạt động chào bán lại phần vốn góp của mình cho C. Nếu C không mua hoặc k mua hết thì B có quyền chào bán cho những người khác nếu được C chấp nhận.
    Nếu C mua hết phần vốn góp của B thì phải đăng kí lại công ty thành loại hình Công ty TNHH 1 thành viên
    Nếu B bán phần vốn góp của mình cho 1 người khác (D) và được C chấp nhận  thì  D có thể trở thành thành viên của công ty và công ty k phải đăng kí lại loại hình DN nữa mà vẫn là CT TNHH 2 thành viên
    b. Sau khi B ra tù, nếu công ty là TNHH 1 thành viên thì C hoàn toàn có quyền chuyển nhượng phần vốn góp là 10% cho vợ mình K2 d64
    Nếu công ty có các thành viên khác ( trong mô hình CT TNHH 2 thành viên ) tthif theo quy định tại khoản 5 điều 45 LDn thì C cũng có quyền chuyển 10% phần vốn góp của mình cho vợ.Nếu được các thành viên khác (D) đồng ý thì vợ của C cũng trở thành thành viên của công ty


    --------------------------------------------------
    Sống để yêu đời hơn!!!!!!!!!
     
    Báo quản trị |  
  • #92329   02/04/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Hình như các bài trả lời bên trên chỉ căn cứ theo Luật doanh nghiệp mà không đọc các văn bản hướng dẫn

    Theo hướng dẫn ở Nghị định 102/2010, không có đoạn nào nói rằng "thành viên bị tù phải chuyển nhượng phần vốn góp"

    Điều 20. Hướng dẫn bổ sung về một số quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn

    1. Trường hợp cá nhân là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn bị tạm giữ, tạm giam, bị kết án tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật, thành viên đó ủy quyền cho người khác tham gia Hội đồng thành viên quản lý công ty.

    2. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giữ, tạm giam, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật, thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

    3. Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp, không thanh toán được phần vốn góp được mua lại hoặc không thỏa thuận được về giá mua lại phần vốn góp như quy định tại Điều 43 của Luật Doanh nghiệp, thành viên yêu cầu công ty mua lại có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác. Trong trường hợp này, việc chuyển nhượng không bắt buộc phải thực hiện theo quy định tại Điều 44 của Luật Doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    nanabeobeo (13/01/2013)
  • #344479   14/09/2014

    linhlinh95
    linhlinh95

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/09/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    giúp mình bài này với !!! 

    Ông Bảo là công dân Việt Nam có nhu cầu muốn thành lập 1 công ty chuyên kinh doanh văn phòng phẩm. Ông muốn công ty do 1 mình ông quản lý điều hành nhưng ko muốn thành lập CT TNHH 1 thành viên. Vì vậy ông đã nhờ chị họ là bà Hà cùng đứng tên để thành lập CT TNHH 2 thành viên.

    Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp ngày 15/01/2008 thì tỷ lệ góp vốn của ông Bảo là 1,5 tỷ vnd còn bà Hà là 500 triệu vnd.

    Tuy nhiên trên thực tế giữa ông và bà Hà có cam kết : bà Hà chỉ đứng tên trên danh nghĩa trong đăng ký kinh doanh mà ko phải góp vốn, ông Bảo sẽ góp toàn bộ số tiền 2 tỷ đồng, có toàn quyền quản lý và điều hành mọi việc của công ty, hàng năm ông Bảo sẽ chia 10 triệu đồng gọi là tiền công của bà Hà đã đứng tên trong đăng ký kinh doanh.

    1. Việc làm của ông B và bà H có phù hợp với PL ko?

    2. Cuối năm 2009, công ty lãi ròng 900 triệu. Ông B cam kết đưa bà H 10tr nhưng bà Hà ko đồng ý và đòi chia lợi nhuận của ông B theo tỷ lệ góp vốn trong ĐKKD. Ko đồng ý với yêu cầu của bà H, ông B đã yêu cầu cơ quan ĐKKD rút tên bà H khỏi ĐKKD.

    a, Việc bà H đòi lợi nhuận có hợp pháp ko ?

    b, Việc ô B yêu cầu cơ quan ĐKKD rút tên bà H có hợp pháp ko ?

    c, Có rút tên bà H được ko ?

    Tại sao ?

     
    Báo quản trị |