Chấm dứt hợp đồng lao động với chính sách tinh giản biên chế?

Chủ đề   RSS   
  • #572949 29/06/2021

    mttg

    Chồi


    Tham gia:24/12/2020
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 1340
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 21 lần


    Chấm dứt hợp đồng lao động với chính sách tinh giản biên chế?

    Công ty tôi là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, do phải thu hẹp sản xuất nên cần giảm biên chế một số lao động. Vậy thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào cho đúng luật? Trình tự ra sao, thủ tục gồm những gì? Giải quyết chế độ cho NLĐ như thế nào? Những khoản Doanh nghiệp phải hỗ trợ người lao động, những khoản cơ quan Bảo hiểm phải hỗ trợ cho NLĐ (Các khoản Bảo hiểm Cty đã đóng đầy đủ cho NLĐ hàng năm: BHXH, BHYT, BH thất nghiệp)?

     
    589 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #572963   29/06/2021

    Theo Chính sách tinh giản biên chế năm 2021 với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nếu thuộc trường hợp này thì thực hiên theo chính sách tinh giảm biên chế được hướng dẫn tại Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP; Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP

    - Chính sách được hưởng được quy định cụ thể từ Điều 8 đến Điều 13 Nghị định 108/2014/NĐ-CP.

    - Trình tự giải quyết được quy định tại Điều 14,15,16 Nghị định 108/2014/NĐ-CP.

    => Trường hợp muốn tinh giảm biên chế thì phải tuân thủ quy định về tinh giảm biên chế trên.

    Ngoài ra trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế thì công ty được phép chấm dứt hợp đồng lao động với một số người lao động, Căn cứ theo quy định tại Điều 42  Bộ luật lao động 2019:

    "Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

    1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:

    a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

    b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

    c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

    2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:

    a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;

    b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

    3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

    4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.

    5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.

    6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động."

     
    Báo quản trị |