Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian nghĩ phép.

Chủ đề   RSS   
  • #2585 26/01/2010

    lycaybong

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/01/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian nghĩ phép.

    Thưa luật sư,

    Tôi có người em trai đang làm việc cho công ty A. Do xây nhà,và giúp ông anh họ 1 thời gian...Nên em tôi xin nghĩ không lương 1 tháng để giải quyết công việc.

    Lúc nộp đơn xin phép không nhận ý kiến phản hồi nào của GĐ.Sau khi nghĩ khoảng được 20 ngày thì em tôi nhận được 1 thông báo chấm dứt Hợp Đồng Lao Động do GD ký.Trong HDLD em tôi lại ký với tổng giám đốc. Vậy cho tôi hỏi theo luật có đúng không? Bản thân tôi cảm thấy bất bình nên nhờ Diễn Đàn giúp đỡ tư vấn .

    Cám ơn!
    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 27/09/2010 01:57:34 PM
     
    7474 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #44789   01/02/2010

    lengalawyer
    lengalawyer
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (231)
    Số điểm: 1454
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 34 lần


    Về vấn đề bạn quan tâm, xin được tư vấn như sau:

    Công ty có thể đã căn cứ vào điều 85 Bộ luật lao động: “Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng” để sa thải em bạn.

    Vấn đề bây giờ là xác định việc xin nghỉ không lương có lý do chính đáng hay không, có được sự chấp thuận của người có thẩm quyền hay không?

    1. Về trình tự thủ tục xin nghỉ phép, thông thường sẽ được quy định trong nội quy lao động. Bởi việc một người lao động nghỉ phép còn liên quan đến việc bàn giao cũng như thanh toán các khoản cho người lao động trước khi nghỉ. Nếu Nội quy lao động quy định thì phải tuân theo Nội quy lao động.

    Nếu không có Nội quy lao động hoặc Nội quy lao động không quy định thì cần xác định rõ trước khi nghỉ Giám đốc/người quản lý trực tiếp có phân công ai tiếp nhận công việc của em bạn, có biên bản bàn giao hay không, các chế độ đã được thanh toán như thế nào, ký nhận ra sao... Nếu tất cả những điều này là có thì cũng có thể xem đó như là sự đồng ý của Giám đốc/người quản lý trực tiếp.

    2. Việc sa thải người lao động do vi phạm kỷ luật lao động cũng phải tuân theo một trình tự thủ tục nhất định chứ không chỉ đơn thuần là thông báo chấm dứt hợp đồng lao động như công ty em bạn đã làm.

    Nếu cần tư vấn rõ hơn, vui lòng liên hệ với Luật sư.

    Trân trọng.

    Luật sư LÊ NGA

    Mobile: 0915.939.333

    Email: lengalawyer@gmail.com

    ---------

    TƯ VẤN DOANH NGHIỆP 

    TƯ VẤN ĐẦU TƯ 

    TƯ VẤN/GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 

    TƯ VẤN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ KHÁC 

    ĐẠI DIỆN/TRANH TỤNG TẠI CÁC CƠ QUAN TỐ TỤNG

     
    Báo quản trị |  
  • #45149   16/03/2010

    thuhuong78
    thuhuong78

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần



    KÍnh gửi Luật sư

    Xin cho hỏi, trợ cấp thôi việc mỗi năm làm việc là 1/2 tháng lương. Thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lưong cấp bậc, chức vụ....nếu có. Tiền lương này được tính trên tiền lương tối thiểu chung hay tổi thiểu vùng?
     
    Báo quản trị |  
  • #45150   16/03/2010

    lengalawyer
    lengalawyer
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (231)
    Số điểm: 1454
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 34 lần


    Vấn đề bạn quan tâm, xin được tư vấn như sau:

    Điều 15 Nghị định 114/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương quy định:

    “ Tiền lương làm căn cứ tính các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có)”

    Nếu cần tư vấn rõ hơn, vui lòng liên hệ với Luật sư.

    Trân trọng.

    Luật sư LÊ NGA

    Mobile: 0915.939.333

    Email: lengalawyer@gmail.com

    ---------

    TƯ VẤN DOANH NGHIỆP 

    TƯ VẤN ĐẦU TƯ 

    TƯ VẤN/GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 

    TƯ VẤN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ KHÁC 

    ĐẠI DIỆN/TRANH TỤNG TẠI CÁC CƠ QUAN TỐ TỤNG

     
    Báo quản trị |  
  • #64644   20/10/2010

    HUYPHUOC_ULSA
    HUYPHUOC_ULSA

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Khi bạn nộp đơn xin nghỉ  không nhận được ý kiến phản hồi  mà bạn đã tự ý nghỉ việc  thì bạn  đã vi phạm về pháp luật lao động.đó là việc tự ý bỏ việc, công ty có thể áp dụng hình thức sa thải đối với bạn. Việc kí hợp đồng với ai không quan trọng, miễn người đó là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

     

    Cập nhật bởi GopGioThanhBao ngày 21/10/2010 11:15:50 AM Thêm dấu
     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư LÊ NGA

Mobile: 0915.939.333

Email: lengalawyer@gmail.com

---------

TƯ VẤN DOANH NGHIỆP 

TƯ VẤN ĐẦU TƯ 

TƯ VẤN/GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 

TƯ VẤN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ KHÁC 

ĐẠI DIỆN/TRANH TỤNG TẠI CÁC CƠ QUAN TỐ TỤNG