Chấm dứt hợp đồng lao động hay xin nghỉ hưu hoặc chuyển công tác

Chủ đề   RSS   
  • #2201 26/03/2009

    tienbohanoi

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chấm dứt hợp đồng lao động hay xin nghỉ hưu hoặc chuyển công tác

    Xin ý kiến luật sư

    Hiện tại doanh nghiệp đã có nhiều năm làm việc và sắp đến tuổi nghỉ hưu hoặc muốn chuyển công tác nhưng lại làm đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động để hưởng trợ cấp chấm dứt hợp đồng để được hưởng mỗi năm 1/2 tháng lương.

    Như vậy khi người lao động tiếp tục đóng BHXH ở một doanh nghiệp khác thì mức tiền lương để làm cơ sở trả lương hưu theo mức nào? Doanh nghiệp giải quyết cho người lao động đủ 55 tuổi nghỉ hưu trướctuổi hoặc yêu cầu tiếo tục công tác có hợp lý không.

    Xin Luật sư giải đáp. Xin cảm ơn.
    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 27/09/2010 11:52:24 AM
     
    18909 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #2202   26/03/2009

    DANGTHANHLIEM
    DANGTHANHLIEM
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2007
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1532
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 21 lần


    Lao động

    Chào bạn.

    Bạn không nói rõ thời gian bạn đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội là bao lâu và công việc cụ thể của bạn là gì ... nên không có cơ sở trả lời cụ thể. Qua đây cũng cung cấp cho bạn một vài thông tin để bạn đối chiếu trường hợp cụ thể của mình:

    1. Điều kiện hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

    Người lao động được hưởng lương hưu khi nghỉ việc thuộc một trong các trường hợp sau:

    Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

    Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

    Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò ...;(Điều 26 Mục IV Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006)

    Người sử dụng lao động và người lao động đã nghỉ hưu có thể thỏa thuận để tiếp tục làm việc. Trong trường hợp này, tiền BHXH, BHYT đối với người lao động là người đã nghỉ hưu được trả trực tiếp vào lương của người đó mà không phải đóng BHXH.

    2. Mức lương hưu hằng tháng được quy định như sau:

    1. Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định nói trên, mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

    Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.

    (Điều 28 Mục IV Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006)

    Một số ý trao đổi cùng bạn.

    Thân.

    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 27/09/2010 11:54:11 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #2218   28/03/2009

    tienbohanoi
    tienbohanoi

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cảm ơn luật sư.

    Tôi đã tham gia đóng BHXH được 32 năm có thể đủ điều kiện nghỉ hưu nhưng tôi không muốn nghỉ hưu mà xin chấm dứt hợp đồng lao động để hưởng trợ cấp chấm dứt hợp đồng lao động. Cứ mỗi năm công tác được hưởng 1/2 tháng lương. Doanh nghiệp không đồng ý và và vận động tôi nghỉ hưu. Doanh nghiệp giải quyết như vậy theo tôi là chưa đúng và ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động?

    Sau đó tôi đã xin chuyển công tác.
    Đề nghị luật sư giúp tôi hiểu rõ vấn đề trên. Xin cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #2219   28/03/2009

    DANGTHANHLIEM
    DANGTHANHLIEM
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2007
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1532
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 21 lần


    lao động

      Chào bạn.

    Về nguyên tắc Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày (khoản 3 điều 37 Luật Lao động).

    #ffffff; margin-bottom: 0.2in; text-align: justify;">Nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động, công ty bạn phải có trách nhiệm trợ cấp thôi việc cho bạn theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ Luật Lao động.

    #ffffff; margin-bottom: 0.2in; text-align: justify;">Người lao động có quyền lựa chọn các phương thức của mình phù hợp với quy định của pháp luật.

    #ffffff; margin-bottom: 0.2in; text-align: justify;">Một số ý trao đổi cùng bạn.

    Thân.

    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 27/09/2010 11:54:39 AM
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn DANGTHANHLIEM vì bài viết hữu ích
    trancongson1960ninhai (09/10/2012)
  • #2242   07/05/2009

    Redstar01
    Redstar01

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hải Dương
    Tham gia:14/04/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin hỏi Luật sư:

    Tôi đang công tác tại một doanh nghiệp từ năm 2003. đến năm 2005 doanh nghiệp này chuyển sang công ty cổ phần. Hiện nay tôi đang ký hợp đồng không xác định thời hạn. Vậy tôi phải làm thủ tục gì để xin chấm dứt hợp đồng lao động?

    Trường hợp nào thì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? Nếu tôi xin chấm dứt hợp đồng lao động để làm công việc khác có được trợ cấp thôi việc không? Cách tính trợ cấp thôi việc như thế nào?

    (có phải tính riêng khi làm việc ở doang nghiệp Nhà nước và doang nghiệp cổ phần không?)
     
    Báo quản trị |  
  • #2243   07/05/2009

    DANGTHANHLIEM
    DANGTHANHLIEM
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2007
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1532
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 21 lần


    tro cap thoi viec

    Chào bạn.

    1. Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất ba ngày (khoản 3 điều 37 Luật Lao động).

    Bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bạn chỉ cần làm đơn và gởi cho người sử dụng lao động trước 45 ngày (ngày báo trước là ngày làm việc).

    1. Tại khoản 3, điểm c, điều 14 NĐ số 44/2003/NĐ-CP ngày 9.5.2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động thì trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp tại Điều 31 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung mà người LĐ chấm dứt HĐLĐ, thì người sử dụng LĐ kế tiếp có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người LĐ kể cả thời gian người LĐ làm việc cho người sử dụng LĐ liền kề trước đó.

    Như vậy, theo quy định của pháp luật nêu trên, nếu bạn chấm dứt HĐLĐ,  người sử dụng LĐ phải chi trả trợ cấp thôi việc cho tất cả thời gian làm việc trước và sau khi doanh nghiệp cổ phần hoá.

    3.      Theo khoản 3 Phần III Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH, ngày 22-9-2003 của Bộ LĐ-TB&XH (hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9-5-2003 của Chính phủ về HĐLĐ) quy định về cách tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc được thực hiện như sau:

    Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ, bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

    Trường hợp doanh nghiệp (DN) nhà nước thực hiện phương án cổ phần hóa thì tiền lương để làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc được thực hiện như sau:

    - Tiền lương làm căn cứ tính tiền trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động làm việc tại DN nhà nước trước khi DN cổ phần hóa được tính bình quân của 6 tháng tiền lương liền kề trước khi DN tiến hành cổ phần hóa.

    - Tiền lương làm căn cứ tính tiền trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động làm việc tại DN sau khi DN đã cổ phần hóa trở thành công ty cổ phần và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thì được tính bình quân của 6 tháng tiền lương liền kề trước khi người lao động chấm dứt HĐLĐ.

    Một số ý trao đổi cùng bạn.

    Thân.

    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 27/09/2010 11:55:19 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #45085   24/02/2010

    Spider
    Spider

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/09/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi đã đọc rất kỹ bài trao đổi giữa bạn tienbohanoi với Ls.Đặng Thanh Liêm, song tôi vẫn còn thắc mắc muốn được giải đáp: Nếu trong trường hợp như bạn tienbohanoi đề cập: người lao động công tác 32 năm nhưng không muốn nghỉ hưu mà xin chấm dứt Hợp đồn lao động để được hưởng 16 tháng tiền lương trợ cấp thôi việc (cũng phải được vài chục triệu), sau đó lại cầm sổ BHXH đi làm thủ tục hưởng chế độ hưu trí bình thường như những người khác.

    Vậy vấn đề đặt ra là:  Tất cả mọi người làm việc đã đủ điều kiện về hưu hoặc về hưu trước tuổi đều không làm thủ tục hưu trí mà xin chấm dứt HĐLĐ. Vậy doanh nghiệp sẽ tính sao?

    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 27/09/2010 11:55:55 AM
     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: