CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Chủ đề   RSS   
  • #178244 13/04/2012

    VVUG2

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:13/04/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 395
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

    Em có 2 câu hỏi nhờ mọi người hỗ trợ:
    1) Khi chấm dứt hợp đồng lao động (hết thời hạn hợp đồng) thì người sử dụng lao động cần phải báo trước cho người lao động là mấy ngày ? (nếu đợi đến ngày cuối cùng mới thông báo cho người lao động biết mai họ sẽ nghỉ việc là đúng hay sai).
    2) Hợp đồng lao động đã chấm dứt được 7 ngày, người sử dụng lao động mới thông báo cho người lao động là đúng hay sai ? (người sử dụng lao động đã vi phạm gì ?)

    Thanks !!!!!!!!!!!!!!

     
    18951 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #190087   30/05/2012

    rosett76
    rosett76

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 0 lần


    Các bạn cho hỏi thêm tí nữa (hihi tiện thể mà). Mình làm bài tập MBA, môn Management Fundamentals (Quản lý cơ bản) thì gặp trường hợp sau: nhân viên thường xuyên vi phạm thời gian làm việc (working time) và mình đề nghị phương án xử lý là :
    + Nhắc nhở tối đa 3 lần
    + 3 lần tiếp theo thông báo trên tờ tin tức của công ty (Company newsletter)
    + lần 7,8,9 sẽ phạt 10% vào lương
    + lần 10 thì sẽ đuổi việc
    nhưng bạn mình bảo theo luật thì không được trừ lương và không được đuổi việc nhân viên. Và nếu nghỉ tự do quá 5 ngày thì mới được đuổi việc, còn đây chỉ là vi phạm thời gian làm việc mà thôi.

    Vậy bạn mình có đúng không? Và nên làm thế nào là đúng luật?

    Cảm ơn các bạn
     
    Báo quản trị |  
  • #190099   30/05/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    rosett76 viết:
    Các bạn cho hỏi thêm tí nữa (hihi tiện thể mà). Mình làm bài tập MBA, môn Management Fundamentals (Quản lý cơ bản) thì gặp trường hợp sau: nhân viên thường xuyên vi phạm thời gian làm việc (working time) và mình đề nghị phương án xử lý là :
    + Nhắc nhở tối đa 3 lần
    + 3 lần tiếp theo thông báo trên tờ tin tức của công ty (Company newsletter)
    + lần 7,8,9 sẽ phạt 10% vào lương
    + lần 10 thì sẽ đuổi việc
    nhưng bạn mình bảo theo luật thì không được trừ lương và không được đuổi việc nhân viên. Và nếu nghỉ tự do quá 5 ngày thì mới được đuổi việc, còn đây chỉ là vi phạm thời gian làm việc mà thôi.

    Vậy bạn mình có đúng không? Và nên làm thế nào là đúng luật?

    Cảm ơn các bạn

    Tất cả những ý kiến trên của bạn đều không đúng, cũng không cần thiết vì luật đã quy định bao nhiêu lần cụ thể để xử lý rồi! Bạn cần nghiên cứu kỹ hơn phần lý thuyết trong khi học để làm bài tập tốt hơn.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    rosett76 (30/05/2012)
  • #190117   30/05/2012

    rosett76
    rosett76

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 0 lần


    nguyenkhanhchinh viết:
    rosett76 viết:


    Tất cả những ý kiến trên của bạn đều không đúng, cũng không cần thiết vì luật đã quy định bao nhiêu lần cụ thể để xử lý rồi! Bạn cần nghiên cứu kỹ hơn phần lý thuyết trong khi học để làm bài tập tốt hơn.


    Cảm ơn bạn. Lý thuyết môn này không học về luật LD bạn ạ, chắc phải chờ tới khi nào học môn luật mới có biết được. Thế nên mới chả biết gì, toàn phải tự mò mẫm thui, hic...
     
    Báo quản trị |  
  • #190103   30/05/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100064
    Cảm ơn: 3496
    Được cảm ơn 5362 lần


    Chào

    + Nếu mình tự nguyện xin nghỉ thì nên yêu cầu bồi thường như thế nào là hợp tình, hợp lý, 1,2 hay mấy tháng lương. Ngoài những khoản như trợ cấp thôi việc tính đến tháng 12 năm 2008 và yêu cầu làm thủ tục BHTN cho minh nhu nguyenkhanhchinh tư vấn. => Cái này thì khó mà nói chính xác được, tùy mỗi người thấy bao nhiêu là đủ thôi. Tôi không rõ tình trạng của bạn thế nào nên không tiện đưa ra lời khuyên. Chỉ xin nói rằng trợ cấp mất việc làm theo LLĐ là mỗi năm làm việc 1 tháng lương.

    + Nếu mình không muốn nghỉ, chấp nhận bị cô lập, không có khả năng phát triển thì công ty có thể đuổi việc được không? => nếu bạn nhất quyết ở lại và làm đúng phận sự của mình thì cty không có lý do gì để đuổi việc hay cho bạn nghỉ. Luật lao động của Việt Nam mình "bênh" người lao động nhiều lắm, bạn yên tâm đi nhé.

    Còn về bài tập MBA của bạn thì người bạn kia nói đúng rồi đó. Để có thể kỷ luật và sa thải một người lao động thì yêu cầu NSDLĐ phải ban hành được nội quy lao động, nội quy này phải thống nhất với công đoàn, rồi đăng ký ở sở LĐTBXH. Chỉ sau khi có nội quy lao động thì mới có cửa cho NSDLĐ sa thải NLĐ một cách đúng luật.

    Bạn tham khảo thêm một ít quy định của LLĐ nhé

    Điều 60.

    1- ...

    2- Người sử dụng lao động không được áp dụng việc xử phạt bằng hình thức cúp lương của người lao động.


    Điều 84.

    1- Người vi phạm kỷ luật lao động, tuỳ theo mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trong những hình thức sau đây:

    a) Khiển trách;

    b) Kéo dài thời hạn nâng lương không quá sáu tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng hoặc cách chức;

    c) Sa thải..

    2- Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

    Điều 85.

    1- Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

    a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;

    b) Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;

    c) Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.

    2- Sau khi sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương biết.

    Điều 86. Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động tối đa là ba tháng, kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt cũng không được quá sáu tháng.

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 30/05/2012 09:37:38 CH thêm điều 60
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    rosett76 (30/05/2012)
  • #190119   30/05/2012

    rosett76
    rosett76

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 0 lần


    @ ntdieu: Cảm ơn bạn rất nhiều, bạn tư vấn rất chi tiết. Khi nào học đến môn Law thì chắc sẽ vỡ ra nhiều hơn. Nhưng mà khó thật đấy, thía mà mình định sau khi lấy được MBA thì chuyển sang làm HR, hic, phải nghĩ lại wá.

    Cái từ BÊNH ấy, bạn lại để trong dấu "" nên chắc chán bạn nhỉ?
     
    Báo quản trị |  
  • #190439   31/05/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100064
    Cảm ơn: 3496
    Được cảm ơn 5362 lần


    Chào , xin nói rõ về chữ bênh để trong dấu ngoặc kép.

    Chữ bênh này là chữ do cá nhân tôi nghĩ rằng phù hợp khi nói về vấn đề này, tuy nhiên do trong luật lao động không có chữ này cho nên tôi phải để trong ngoặc kép.

    Về danh nghĩa mà nói thì luật lao động nói về sự bình đẳng giữa NLĐ và NSDLĐ, tuy nhiên trong các quy định của LLĐ thì tôi thấy luật này ưu tiên nhiều hơn cho NLĐ bằng cách đưa ra rất nhiều nghĩa vụ cho NSDLĐ và đưa ra nhiều quyền lợi cho NLĐ. Cụ thể của sự bất bình đẳng này là đối với HĐ không xác định thời hạn thì NSDLĐ không có hoặc có rất ít khả năng để sa thải 1 NLĐ "thường thường bậc trung", trong khi NLĐ chỉ cần thông báo trước 45 ngày là có quyền đơn phương dứt áo ra đi mà không phải bồi thường gì cả.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    rosett76 (01/06/2012)
  • #190734   01/06/2012

    rosett76
    rosett76

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 0 lần


    @ntdieu: bạn giải thích thế mình ngẫm thấy cũng đúng, vậy là tự tin hơn để khi cần thì đàm phán. Tks bạn.
     
    Báo quản trị |  
  • #191878   06/06/2012

    honganhhn.law
    honganhhn.law

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    nói chung luật quy định tuy có nhiều điều còn bất cập nhưng theo mình nghĩ ý kiến của bạn có lẽ đang đứng trên vị trí của NSDLD để nhìn nhận vđ. Luật quy định rất nhiều cơ chế để bảo vệ NLD bởi nếu trong quan hệ công việc, hợp đồng...người sử dụng lao động có lợi thế hơn nhiều chứ. Ví dụ trong trường hợp người lao động nghỉ liên tục như vậy luật đã quy định rõ ràng người sử dụng lao động có quyền khiển trách, cách chức, điều chuyển sang vị trí khác... Đó là những cách mà người sử dụng lao động có thể áp dụng nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.

    Gỉa sử với trường hợp:" chuyển làm công việc khác" đối với người lao động.

    Tôi là người sử dụng lao động, tôi giao cho người đó công việc rất khó thực hiện hoặc không có tính thực thi cao...gây áp lực về tâm lý cho người lao động, mà trên thực tế có không it trường hợp đã tự nộp đơn xin nghỉ việc... Nói chung, họ có nhiều cách để tạo áp lực cho người lao động lắm.

    Tài năng được nuôi dưỡng trong cô đơn, còn chí khí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông bão cuộc đời.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn honganhhn.law vì bài viết hữu ích
    ntdieu (06/06/2012)