Vấn đề không đơn giản như bạn nghĩ đâu:
-
Thứ nhất, việc chuyển hộ khẩu thường trú từ TP.HCM về Tiền Giang không phải là căn cứ để cho ông Thành được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn bởi
hợp đồng lao động giữa ông Thành và công ty X là không xác định thời hạn (căn cứ của ông Thành là dựa vào điểm d, ĐIều 37, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ, hướng dẫn chi tiết tại điểm a, khoản 2, Điều 11, Nghị định số 44/2003/NĐ-CP).
-
Thứ hai, việc đơn phương chấm dứt hợp động lao động đối với loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn tuân theo quy định tại khoản 3, Điều 37, BLLĐ thì ông Thành phải báo trước 45 ngày làm việc mới được phép nghỉ.
-
Thứ ba, ông Thành có thể không cần phải báo trước theo quy định của BLLĐ nếu như việc chấm dứt hợp đồng lao động được phía công ty X chấp nhận, căn cứ theo khoản 3, Điều 36, BLLĐ. Tuy nhiên, ông Thành sẽ có nghĩa vụ chứng minh rằng phía công ty X đã chấp nhận việc ông Thành được nghỉ việc kể từ ngày tiếp theo ngày nộp đơn xin nghỉ việc, việc công ty X không thể hiện ý kiến chính thức không có nghĩa là công ty đã chấp nhận. Cho dù người có thẩm quyền cho ông Thành được nghỉ việc chấp nhận bằng miệng thì ông Thành nếu không chứng minh được cũng coi như là tự ý nghỉ việc.
-
Thứ tư, do ông Thành đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, vì vậy, công ty X không phải trả trợ cấp thôi việc cho ông Thành (vấn đề trợ cấp thất nghiệp tôi không nắm rõ). Công ty chỉ phải trả cho ông Thành lương những ngày ông Thành đã làm việc, ông Thành nên suy nghĩ có nên khởi kiện công ty ra Tòa hay không, bởi theo tôi, công ty X không yêu cầu ông Thành phải bồi thường
nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) và
một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước (
tiền lương của 45 ngày) đã là may mắn rồi. Nói tóm lại, ông Thành nên cân nhắc giữa số tiền lương thu lại được và số tiền phải bồi thường lại cho công ty.
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.