Về vấn đề này, mình xin trình bày quan điểm cá nhân như sau:
1/ Tại thời điểm ký hợp đồng, công ty B hoàn toàn có đủ điều kiện thực hiện hợp đồng thi công, và trong Hồ sơ đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vẫn đang hoạt động loại hình kinh doanh đó.
Do đó hợp đồng giữa A và B hoàn toàn hợp pháp, có hiệu lực và quyền lợi các bên được pháp luật bảo vệ theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Việc công ty B thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh sau hợp đồng được ký kết hoàn toàn không ảnh hưởng đến nghĩa vụ thực hiện hợp đồng này của bên B.
Bên A có quyền buộc bên B tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, hoặc buộc bồi thường thiệt hại do hành vi chấm dứt hợp đồng của bên B gây ra (trừ khi trong hợp đồng có quy định các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng).
2/ Căn cứ vào khoản 1 Điều 156 Bộ Luật Dân sự 2015, bất khả kháng được định nghĩa:
“- Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
- Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;”
Trường hợp này hoàn toàn không được xem là trường hợp bất khả kháng, vì công ty B chủ động đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh, chứ không phải do hoàn cảnh/sự kiện ngẫu nhiên nào làm cho công ty B không lường trước được việc đăng ký thay đổi này.