Chào bạn;
Xin trao đổi với bạn vài ý như sau:
1. Mua bán hàng hóa do Luật Thương mại điều chỉnh (#0070c0;">khoản 1 điều 45 Luật Thương mại). 2. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế đã hết hiệu lực thi hành, bạn không nên ghi là “Hợp đồng kinh tế”, bạn nên ghi rõ tên của hợp đồng là “Hợp đồng mua bán hàng hoá”.
Theo #0070c0;">điều 50 Luật Thương mại#0070c0;">, Hợp đồng mua bán hàng hoá phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Tên hàng; Số lượng; Quy cách, chất lượng; Giá cả; Phương thức thanh toán; Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng.
Ngoài các nội dung chủ yếu trên, các bên có thể thoả thuận các nội dung khác trong hợp đồng.
Như vậy, không nhất thiết phải ghi những căn cứ pháp luật vào phần đầu của hợp đồng.
3. Cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được hoạt động thương mại trong các lĩnh vực, tại các địa bàn mà pháp luật không cấm.
(điều 6 Luật Thương mại).
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
Và, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp (#0070c0;">khoản 3, 4 điều 37 Luật Phòng, chống tham nhũng#0070c0;">). Như vậy, Cha (thủ trưởng ở một đơn vị HCSN) và con (Giám đốc doanh nghiệp) không được ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với nhau.
Thân