Có thể thấy thì rất nhiều phụ huynh lo lắng cho con nên muốn kiểm soát và muốn biết các mối quan hệ xoay quanh cuộc sống của con, một câu hỏi đặt ra là cha mẹ được quyền xâm phạm về đời sống riêng tư của con cái hay không? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.
Cha mẹ được quyền xâm phạm về đời sống riêng tư của con cái hay không?
Căn cứ tại Điều 21 Hiến pháp 2013, có quy định như sau:
- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
+ Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
- Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
+ Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Theo đó tại Điều 21 Luật Giáo dục 2016, có quy định về quyền bí mật đời sống riêng tư như sau:
Quyền bí mật đời sống riêng tư
- Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
- Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
Theo quy định trên thì bất cứ thông tin liên quan đến đời sống riêng tư đều là quyền của cá nhân. Nên mọi hành vi xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân đều là hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, thì cha mẹ không có quyền xâm phạm đời sống riêng tư của con cái.
Cha mẹ được quyền xâm phạm về đời sống riêng tư của con cái hay không? (Hình từ Internet)
Cha mẹ xâm phạm về đời sống riêng tư của con cái thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, có quy định về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
- Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
Như vậy, theo quy định trên thì cha mẹ xâm phạm về đời sống riêng tư của con cái nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt cha mẹ xâm phạm về đời sống riêng tư của con cái là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, có quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
- Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
+ Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
+ Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
+ Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hiệu xử phạt cha mẹ xâm phạm về đời sống riêng tư của con cái là 1 năm