Cha mẹ có sổ tiết kiệm nhưng không còn minh mẫn, con có thể rút tiền thay không?

Chủ đề   RSS   
  • #616848 27/09/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 19064
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 405 lần


    Cha mẹ có sổ tiết kiệm nhưng không còn minh mẫn, con có thể rút tiền thay không?

    Khi cha mẹ già yếu, mất khả năng nhận thức, việc quản lý tài sản, đặc biệt là sổ tiết kiệm trở thành một vấn đề nan giải. Vậy trong trường hợp này, con cái có quyền rút tiền thay cho cha mẹ mình không?

    (1) Không còn minh mẫn là tình trạng pháp lý gì?

    "Không còn minh mẫn" thường được hiểu là tình trạng tâm lý hoặc sức khỏe không ổn định, có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và đưa ra quyết định.

    Tại Điều 22 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định, khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan thì Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

    Như vậy, trường hợp cha mẹ không còn minh mẫn, con cái cần phải thực hiện giám định pháp y tâm thần, Tòa án sẽ dựa trên kết quả giám định này để tuyên bố cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự.

    Nếu trường hợp không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.

    (2) Cha mẹ có sổ tiết kiệm nhưng không còn minh mẫn, con có thể rút tiền thay không?

    Sổ tiết kiệm hay tiền tiết kiệm là tài sản của cá nhân, việc rút tiền tiền từ sổ tiết kiệm là giao dịch dân sự liên quan trực tiếp đến tài sản của người gửi tiền. Vì vậy, giao dịch rút tiền trong sổ tiết kiệm phải do người gửi tiền thực hiện.

    Nếu vì lý do sức khỏe mà người gửi tiền không thể trực tiếp đến ngân hàng rút tiền thì có thể làm văn bản ủy quyền cho người khác thực hiện giao dịch thay.

    Tuy nhiên, trường hợp cha mẹ không còn minh mẫn, thì không thể làm văn bản ủy quyền cho người khác rút tiền được. Lúc này, để có thể rút được tiền thay cho cha mẹ, người con phải chứng minh được cha mẹ mình bị mất năng lực hành vi dân sự, các bước thực hiện như sau:

    Bước 1: Đưa cha mẹ đến Trung tâm pháp y để làm thủ tục giám định

    Bước 2: Làm đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần trên.

    Bước 3: Lựa chọn người giám hộ.

    Theo quy định tại Điều 53 Bộ Luật Dân sự 2015, trong trường hợp cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự thì con cả sẽ là người giám hộ cho cha mẹ.

    Trường hợp con cả không đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo đủ điều kiện sẽ được làm người giám hộ.

    Bước 4: Người giám hộ (con) đến ngân hàng để thực hiện thủ tục rút tiền từ sổ tiết kiệm thay cha mẹ.

    Theo quy định tại Điều 59 Bộ Luật Dân sự 2015, người giám hộ sẽ quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; và được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

    Như vậy, con cái có thể thay mặt cha mẹ rút tiền từ sổ tiết kiệm tại ngân hàng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cha mẹ trong trường hợp cha mẹ không còn đủ minh mẫn, mất năng lực hành vi dân sự và được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

    (3) Điều kiện để làm người giám hộ

    Theo quy định tại Điều 49 Bộ Luật Dân sự 2015, cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

    - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

    - Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

    - Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

    - Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

    Các điều kiện này không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của người được giám hộ mà còn nhằm xây dựng một hệ thống giám hộ đáng tin cậy.

    Việc có những quy định rõ ràng giúp hạn chế khả năng xảy ra các trường hợp lạm dụng quyền lực của người giám hộ, đồng thời tạo ra một khung pháp lý vững chắc để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giám hộ.

     
    124 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận