Cha mẹ chỉ để tài sản cho 1 người, tôi có thể kiện thừa kế không?

Chủ đề   RSS   
  • #52449 27/05/2010

    minhit_2010

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2010
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 386
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Cha mẹ chỉ để tài sản cho 1 người, tôi có thể kiện thừa kế không?

    Hỏi luật mở thừa kế, di chúc thời điểm năm 1998      
      Xin luật sư cho hỏi trường hợp sau:
              cha mẹ tôi có 5 người con,năm 1998 làm di chúc để lại tài sản cho một người duy nhất là em gái tôi (theo chồng) trong khi cha mẹ tôi có tới 5 người con.Cho hỏi  những người con trong hàng thừa kế thứ nhất có được quyền khiếu nại tranh chấp Di chúc trên,hiện cha tôi vẫn còn sống,có biểu hiện kém minh mẫn (hiện đang ở với gia đình tôi,tôi không có tên trong di chúc, khi di chúc được công bố nên mới hay sự tình).Tôi là anh cả,3 người em còn lại thì định cư tại nước ngoài.
               Vậy cho hỏi trường hợp của tôi có thể đòi lại quyền thừa kế không,luật thừa kế năm 1998  và luật hiện nay quy định ra sao? Có kiện ra tòa án được không?
                Cám ơn! Chúc sức khỏe.!
    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 28/05/2010 03:12:29 PM
     
    5110 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #52479   28/05/2010

    ls_lexuanhiep
    ls_lexuanhiep
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2008
    Tổng số bài viết (406)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 73 lần


    Chào anh, Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 649 -BLDS năm 1995, Điều 646 - BLDS năm 2005). Năm 1998, cha mẹ anh đã có di chúc để lại di sản cho em gái anh, nghĩa là họ có ý chí chuyển tài sản cho em gái anh sau khi họ chết. * Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng: - Điều 671- BLDS năm 1995: Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có một người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ, chồng có thỏa thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó. - Điều 668- BLDS năm 2005: Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết. BLDS năm 2005 được áp dụng đối với quan hệ dân sự được xác lập kề từ ngày BLDS năm 2005 có hiệu lực (kể từ ngày 01/01/2006). Như vậy, di chúc lập năm 1998 sẽ được áp dụng Điều 671-BLDS 1995 để xác định hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng. Hiện nay, mẹ anh đã chết. Nếu cha anh vẫn giữ nguyên ý định để lại di sản của mình cho em gái anh thì sau khi cha anh chết, em gái anh sẽ được toàn bộ di sản do cha mẹ anh để lại bất kể các anh chị em anh có đồng ý hay không. Nếu bây giờ, ba anh thay đổi ý định, không di chúc tài sản cho em gái anh nữa mà cho người khác thì phần di chúc của mẹ anh để lại cho em gái anh vẫn có hiệu lực và em gái anh cũng sẽ nhận được phần di sản của mẹ anh trong phần di sản chung với ba anh. Như vậy, theo trường hợp của gia đình anh́, anh và các anh chị khác không có quyền đòi thừa kế nếu cha mẹ anh đã di chúc cho em gái anh và di chúc đã có hiệu lực pháp luật (trừ trường hợp ba anh thay đổi ý kiến trước khi chết, tuy nhiên, em gái anh vẫn được hưởng di sản của mẹ). Trân trọng.
    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 28/05/2010 03:13:31 PM
     
    Báo quản trị |