Bạn hỏi thú vị lắm.
1. Mình cũng biết, chắc là vì nhà làm luật thích quy định như thế :)) hoặc họ chỉ muốn quy định như vậy cho đơn giản hoặc họ không dự liệu được hết các trường hợp xảy ra về xử lý thừa kế tài sản chung hợp nhất. Vì thực tế các trường hợp thể nhân không phải là vợ chồng có tài sản chung hợp nhất khá hiếm. Ví dụ 2 anh bạn cùng nhau chăm sóc 1 cái cây, 1 con thú ...thì cái cây, con thú này cũng được coi là tài sản chung hợp nhất của hai người.
2. Khi ly hôn sẽ có 2 trường hợp xảy ra. Tòa phân chia tài sản, thì tài sản của mỗi người như tòa chia (tất nhiên là các bên ko có ý kiến gì) Như vậy thì ko còn tài sản chung nữa, di chúc đương nhiên ko có hiệu lực. Trường hợp khác là tự chia tài sản chung. Khi đó 2 bên sau khi ly hôn thì tự chia tài sản chung, khi đó tương tự như trên. Nhưng có 1 trường hợp xảy ra là ly hôn xong, 2 bên tự chia tài sản chung nhưng chưa kịp chia thì 1 bên đã chết. Luật hình như chưa điều chỉnh cụ thể vấn đề này.
3. Có thể hợp pháp, bạn xem quy định cụ thể trong BLDS. Luật yêu cầu phải công chứng, chứng thức sau 5 ngày mới hợp pháp.
4. Cứ đủ điều kiện luật định thì mới được coi là hợp pháp. Trường hợp này chưa đủ điều kiện để PL công nhận di chúc hợp pháp. Xử lý: các người thừa kế theo pháp luật tự thỏa thuận tuân thủ di chúc, nếu có bên nào ko nghe thì chia theo pháp luật.
Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.
Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.
Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.
Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)
M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.