câu hỏi pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #325317 27/05/2014

    kien1977

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    câu hỏi pháp luật

    Chào luật sư! Luật sư vui lòng tra lời giúp tôi câu hoi này:

    Theo điều 86 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thi lực lượng thanh tra giao thông chỉ đuwọc dừng phương tiện trong tình thế cấp thiết khi phương tiện đó có khả năng làm hư hỏng công trình giao thông.  THEO TÔI NGHĨ TRONG TÌNH THẾ CẤP THÌ MỌI CÁ NHÂN HAY TỔ CHỨC ĐỀU CÓ QUYỀN DỪNG PHƯƠNG TIỆN ĐỂ NGĂN CHẶN MỘT HẬU QUẢ THỰC TẾ CÓ THỂ XẢY RA CHO CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CHỨ KHÔNG GÌ TTGT. Vậy quyền dừng phương tiện của TTGT là rất hạn chế, gần như không có. Nhưng theo tôi thấy thì TTGT hiện nay dừng phương tiện rất nhiều không phải là tình thế cấp thiết vậy đúng hay sai.  Trong nghị định 171/2013 cũng không quy định TTGT được dừng phương tiện song mới đây thông tư 02/2014 của Bộ GTVT thay thông tư 08 của Bộ GTVT quy định TTGT được dừng phương tiện nhiều trường hợp khác và viện dẫn là dừng xe để ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính là sai với luật.

    Hỏi; Thông tư quy định sai luật thì có vô hiệu không?

    Ngoài tình thế cấp thiết mà TTGT chặn xe có vi phạm pháp luật không, có thể hởi kiện không?

    câu 2. Hiện này theo quy định chỉ có CSGT mới được dừng phương tiện nhưng thực tế CSTT,CS113 cũng dừng phương tiện như vậy đúng hay sai ( chỉ đi làm riêng lẻ không được cấp có thẩm quyền huy động tuần tra giao thông hay phối hợp với CSGT/

    Câu 3. Hiện nay có lực lượng nào ngành công an có thể kiểm tra xử lý CSGT vi phạm trong tuần tra không. Hiện nay các biện phaps trong nội bộ ngành công an thực ra chỉ hô hào suông?

     
    2547 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #326230   02/06/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Câu 1 xem tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. 

    Điều 78. Thời điểm có hiệu lực và việc đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật

    1. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

    Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là Công báo) chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

    2. Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước và các trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này.

    Trong thời hạn chậm nhất là hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo.

    Cơ quan Công báo có trách nhiệm đăng toàn văn văn bản quy phạm pháp luật trên Công báo chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản.

    Văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như văn bản gốc.

    Chính phủ quy định cụ thể về Công báo.

    Câu 2,3 xem tại Thông tư 65/2012/TT-BCA

     
    Báo quản trị |