Câu hỏi ôn tập Luật ngân hàng

Chủ đề   RSS   
  • #457091 12/06/2017

    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Câu hỏi ôn tập Luật ngân hàng

    Câu 1: Cho thuê tài chính là gì? Tại sao nói cho thuê tài chính là một nghiệp vụ cấp tín dụng?
    CTTC là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê, trong đó theo yêu cầu của bên thuê, bên cho thuê chuyển giao quyền sử dụng tài sản thuê cho bên thuê trong suốt thời gian thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê theo thỏa thuận. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao hay không vào cuối thời hạn thuê tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên.

    * Đặc điểm của cho thuê tài chính
    - Tài sản thuê và bên cung cấp tài sản do bên thuê lựa chọn mà không phụ thuộc vào kỷ năng và ý kiến của bên thuê.
    - Thời hạn thuê trung hoặc dài hạn và không thể huỷ ngang theo ý chí của một bên.
    - Chi phí cho việc vận hành, bảo dưởng, sửa chữa, bảo hiểm tài sản chuyễn giao từ bên cho thuê sang bên thuê.

    * Cho thuê tài chính là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng vì:
    + Cho thuê tài chính được thực hiện bởi tổ chức tín dụng.
    + Hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng là việc chuyển nhượng quyền sở hữu vốn của tổ chức tín dụng cho các tổ chức, cá nhân với điều kiện hoàn trả lại một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị được chuyển nh¬ượng sau một thời gian được thỏa thuận trước. à Theo đó, Trong cho thuê tài chính có sự chuyển nhượng vốn giữa bên cho thuê (tổ chức tín dụng)  cho bên thuê (tổ chức cá nhân), vốn ở đây = tài sản thuê. Và có sự hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị được chuyển nh¬ượng sau một thời gian được thỏa thuận trước = bên thuê thanh toán tiền thuê.
    + Điều 49 Luật tổ chức tín dụng quy định: "Tổ chức tín dụng đ¬ược cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dư¬ới các hình thức cho vay, chiếu khấu th¬ương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước".

    Câu 2. Phân biệt chiết khấu với cho vay cầm cố giấy tờ có giá?
    - Chủ thể:
    + Chiết khấu: Liên quan đến 3 chủ thể: TCTD – ng vay – ng có ngvu hoàn trả vốn từ giấy tờ có giá
    + Cho vay, cầm cố giấy tờ có giá: Liên quan đén hai chủ thể: ng vay – ng cho vay
    - Hình thức:
    + Chiết khấu:HĐ chiết khấu giấy tờ có giá. HĐ giống như 1 HĐM giấy tờ có giá, có bên bán, bên mua cùng thoả thuận chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá từ bên bán sang bên mua.
    + Cho vay cầm cố giấy tờ có giá: HĐ tín dụng.mang bản chất của HĐTD.
    - Quy trình nghiệp vụ kĩ thuật:
    + Chiết khấu: Là sự kết hợp giữa nghiệp vụ tín dụng (thẩm định hồ sơ chiết khấu của khách hàng) với kĩ thuật pháp lý trg hợp đồng mua bán giấy tờ có giá( thủ tục chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho người mua và thanh toán tiền mua giấy tờ có giá cho người bán)
    - Quyền sở hữu đối với các giấy tờ có giá:
    + Chiết khấu: thuộc về TCTD (bên mua).
    + Cầm cố giấy tờ có giá: Bên vay, TCTD ko có quyền sở hữu.
    -  Đối tượng:
    + Chiết khấu: giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán ngắn hạn (dưới 1 năm)
    + Cho vay cầm cố: Giấy tờ có giá ngắn, trung, dài hạn.
    - Giá trị của giấy tờ có giá:
    + Chiết khấu:giá chiết khấu có giá trị  thấp hơn giá trị thực của giấy tờ có giá.
    + Cho vay cầm cố: xác định đúng giá trị.
    - Luật áp dụng:
    + Chiết khấu: tuân thủ nguyên tắc chung của HĐ mua bán giấy tờ có giá và quy định pháp luật về hoạt động NH.
    + Cho vay cầm cố: Quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng, HĐTD

    Câu 3:  Sự khác nhau cơ bản giữa 2 phương thức chiết khấu là chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá và chiết khấu giá chiết khấu có thời hạn?
    - Khái niệm:
    + Toàn bộ: Chiết khấu, tái chiết khấu toàn bộ thời hạn giấy tờ có giá là Là phương thức mua hẳn hay mua đứt giấy tờ có giá. Theo giá chiết khấu, tái chiết khấu do các bên thỏa thuận.
    + Có thời hạn: Chiết khấu, tái chiết khấu có thời hạn giấy tờ có giá là thỏa thuận theo đó TCTD cam kết mua giấy tờ có giá của khách hàng theo giá chiết khấu, tái chiết khấu do các bên thỏa thuận, khách hàng sẽ cam kết mua lại giấy tờ có giá từ TCTD tr 1 thời hạn nhất định, trước khi hết hạn thanh toán của giấy tờ có giá
    - Cam kết của khách hàng khi chiết khấu, tái chiết khấu:
    + Toàn bộ: Ko có cam kết sẽ mua lại mà bán đứt hoàn toàn.
    + Có thời hạn: cam kết sẽ mua lại chính giấy tờ có giá đó khi hết thời hạn chiết khấu, tái chiết khấu.
    - Quyền của TCTD:
    + Toàn bộ: TCTD có quyền sở hữu tuyệt đối và trọn vẹn trong suốt thời gian sở hữu giấy tờ có giá, nghĩa là k bị ghạn về khả năng chiếm hữu, sd và định đoạt đvới giấy tờ có giá đã mua của khách hàng
    + Có thời hạn: Quyền sở hữu của TCTD đối với giấy tờ có giá trg thời gian sở hữu là ko tuyệt đối và ko trọn vẹn. Vì TCTD bị rang buộc bởi cam kết bán lại cho khách hàng trg thời hạn chiết khấu, tái chiết khấu, bị hạn chế về khả năng sử dụng và định đoạt đối với các giấy tờ có giá đã mua.
    - Trách nhiệm của khách hàng.
    + Toàn bộ: Chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho TCTD và ko yêu cầu mua lại.
    + Có thời hạn: Ngoài việc chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho TCTD còn có trách nhiệm thực hiện cam kết mua lại giấy tờ có giá trong thời hạn cam kết mua lại.

    Câu 4. Sự khác nhau cơ bản giữa chiết khấu và tái chiết khấu?
    - Về chủ thể:
    + Chiết khấu: Giữa TCTD và khách hàng.
    + Tái chiết khấu: Giữa các TCTD với nhau hoặc giữa TCTD với NHTW.
    - Về bản chất:
    + Chiết khấu: là giao dịch mua bán lần đầu các giấy tờ có giá giữa TCTD với khách hàng là tổ chức, cá nhân.
    + Tái chiết khấu: là giao dịch mua bán lại các giấy tờ có giá đã đc chiết khấu 1 lần theo phương thức mua đứt, bán đoạn tại TCTD

    Câu 5: Kể tên các chủ thế thanh toán trong nước hiện hành. So sánh thanh toán bằng ủy nhiệm thu và thanh toán bằng dư tín dụng?
    * Các chủ thể thanh toán trg nước hiện hành: (theo đ 5 NĐ 64/2001/NĐ_CP)
    - NHNN
    - TCTD là ngân hàng.
    - Kho bạc
    - Tổ chức khác đc làm dịch vụ thanh toàn
    * So sánh:
    <> Giống:
    - Là một phương thức thanh toán.
    - Đều cần có tài khoản thì mới đc thực hiện.
    - Việc thanh toán ko dung tiền mặt mà t.qua chuyển khoản.
    <> Khác:
    - Chủ thể thực hiện:
    + UNT: ngân hàng, kho bạc.
    + Thư TD: chỉ có ngân hàng.
    - Lệnh yêu cầu của chủ tài khoản đối với ngân hàng:
    + UNT: là lệnh thu tiền của chủ tài khoả (người thụ hưởng – người có quyền thu tiền theo các chứng từ về việc đã chuyển giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho người khác).
    + Thư TD: là lệnh trả tiền của chủ tài khoản (người có nghĩa vụ chi trả).
    - Điều kiện thực hiện:
    + UNT:Bên thụ hưởng lập giấy UNT kèm theo hoá đơn, chứng từ giao hàng, cung cấp dịch vụ.
    + Thư TD: Mở thử tín dụng là đk bắt buộc để áp dụng hình thức thanh toán này.

    Câu 6. Phân tích các điều kiện cho vay vốn NH theo PL hiện hành?
    Các pháp nhân (DNNN, HTX, Công ty TNHH, CTCP, DNCVDTNN, các tổ chức khác), cá nhân, tổ hợp tác,hộ gia đình, doanhnghiệp tư nhân muốn vay vốn của các NH phải đáng ứng những đk sau:
    1. Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Đối với các tổ chức (pháp nhân hay tổ chức không phải pháp nhân như hộ gia đình, tổ hợp tác) còn phải có ng¬ười đại diện hợp pháp có năng lực và thẩm quyền đại diện;
    2. Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
    Ngoài điều kiện chung là năng lực chủ thể, tổ chức và cá nhân muốn vay vốn của các tổ chức tín dụng còn phải có thêm những điều kiện riêng áp dụng đối với từng chế độ cho vay cụ thể.
    - Đốí với khoản vay theo chế độ tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản thì bên vay phải có phư¬ơng án sử dụng vốn khả thi và có đủ uy tín đối với tổ chức tín dụng, đồng thời phải là đối tư¬ợng thuộc diện đư¬ợc cho vay không cần bảo đảm theo quy định của Chính phủ;
    - Đốí với khoản vay theo chế độ tín dụng có bảo đảm thì bên vay phải có phư¬ơng án sử dụng vốn khả thi và có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh của ng¬ười thứ ba trên cơ sở hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh.
    -> cần đáp ứng mục đích vay vốn vì: việc cho vay vốn tiềm ản nhiều rủi ro, do đó cần có các quy định chặt chẽ để đảm bảo việc thu hồi nợ và để các tổ chức cá nhân có trách nhiệm hơn trg việc trả nợ. Bên cạnh đó còn góp phần thiết lập trật tự kỉ cương trg hoạt động tín dụng, là giải pháp bảo đảm sự an toàn trg hđộng kdoanh của TCTD.

    Câu 7. Phân biệt giữa các vi phạm hợp đồng và tranh chấp phát sinh từ vi phạm hợp đồng?
    * Khái niệm:
    - VPHĐ: là hành vi của 1 bên hoặc của 2 bên tham gia hợp đồng, cố ý hoặc vô ý làm trái các điều khoản đã cam kết trg HĐTD.
    - Tranh chấp phát sinh từ VPHĐ: là tình trạng pháp lý của quan hệ HĐTD, trong đó các bên biểu hiện sự xung đột hay bất đồng ý chí với nhau về những quyền hoặc nghĩa vu, lợi ích phát sinh từ HĐTD.
    * Phân biệt:
    _ Bản chất:
    + VPHĐ: là hành vi vi phạm cam kết trg HĐ.
    + Tranh chấp phát sinh từ VPHĐ: Là tình trạng pháp lý của quan hệ HĐTD.
    - Dấu hiệu xác định:
    + VPHĐ: Người thực hiện hành vi vi phạm là các bên tham gia hợp đồng, hành vi vi phạm trái với các điều khoản đã cam kết trg HĐTD.
    + Tranh chấp phát sinh từ VPHĐ: Khi xung đột, bất đồng về quyền lợi của các bên được thể hiện ra ngoài thông qua những bằng chứng cụ thể xác định.
    à Có VPHĐ chưa chắc có tranh chấp phát sinh từ VPHĐ.  Tranh chấp phát sinh từ VPHĐ có thể có trước hoặc sau khi có VPHĐ.
    - Lợi ích bị xâm hại:
    + VPHĐ: quyền lợi ích của các bên, lợi ích khác như lợi ích chung của XH, lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
    + Tranh chấp phát sinh từ VPHĐ: Lợi ích của hai bên trg quan hệ HĐ

    Câu 8. Nêu vị trí pháp lý của NHNN? Giải thích tại sao PLVN lại quy định như vậy?
    - Theo khoản 1 điều 1 LNHNN thì:
    + NHNN vừa có vị trí pháp lý của cơ quan thuộc bộ máy hành pháp (cơ quan của chính phủ),
    + vừa có vị trí pháp lý của ngân hàng trung ương.
    - PLVN quy định như vậy vì:

    Câu 9. Tại sao nói NHNN là NH của các NH?
    - Xuất phát từ vị trí pháp lý là ngân hàng trung ương, NHNN quản lý các NHTM theo một số cách
    + Bắt buộc các NHTM phải lập một tài khoản tiền gửi thanh toán tại NH trung ương
    + Bắt buộc các NHTM phải lập một tài khoản dự trữ bắt buộc tại NH trung ương
    - Bên cạnh đó,
    + NH trung ương còn thực hiện vai trò “Cứu cánh cuối cùng” (trường hợp NH bị mất khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các TCTD àNHNN cho vay tiền).
    + NH trung ương thực hiện tái cấp vốn cho các NH.
    + khách hàng của NHNN là các NH

    Câu 10. Tại sao nói NHNN là NH của Chính Phủ?
    -NHNN là cơ quan của chính phủ, nằm trong cơ cấu bộ máy của chính phủ và chịu sự điều hành của chính phủ; thống đốc NHNN địa vị ngang hàng với bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan ngang bộ.
    - NHNN chịu trách nhiệm báo cáo cho CP, thống đốc chịu TN trước TTCP và QH về lĩnh vực mình phụ trách.
    - NHNN Làm thủ quỹ cho kho bạc Nhà nước
    - NHNN Đảm bảo quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia
    - NHNN Xây dựng và tư vấn cho Nhà nước về các chính sách tiền tệ quốc gia
    - NHNN Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và ngân hàng…
    - NHNN Cho chính phủ vay và nhận lãi suất từ khoản cho vay.
    - NHNN cũng là đại lý của Chính phủ trong việc phát hành  thanh toán các loại chứng khoán chính phủ trên thị trường sơ cấp và thứ cấp.
    - NHNN cố vấn cho chính phủ về các chính sách tài chính , tiền tệ , ngân hàng..

    Câu 11. Nêu các thẩm quyền of NHNN trong thực hiện chức năng quản lý NN và trình bày cơ sở để pháp luật giao thẩm quyền cho NHNN quản lý?
    Theo khoản 1 điều 5 LNHNN:
    - Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Vì hoạt động của ngân hàng NN có tác động mạnh mẽ đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội.
    - Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để trình Chính phủ.
    (Điều 3 và điều 5 Luật ngân hàng).
    - Xây dựng các dự án luật , pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng theo thẩm quyền.
    - Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động cho các tổ chức tín dụng (trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định); cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác. Quyết định giải thể, chia tách, hợp nhất các tổ chức tín dụng .
    - Kiểm tra thanh tra hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín dụng, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực  ngân hàng, tiền tệ, và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền.
    - quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của chính phủ.
    - chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế.
    - Quản lý hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.
    - Ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về hoạt động ngân hàng và tiền tệ.
    - Đại diện cho nhà nước CHXHCNVN  tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong trường hợp được Chủ tịch nước, Quốc hội ủy quyền.
     -Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ ngân hàng.
    * Cơ sở để nhà nước giao thẩm quyền cho NHNN quản lý:
    - NHNN là cơ quan của chính phủ à Theo quy định của Hiến pháp 1992, Luật tổ chức chính phủ, luật NHNN VN, NHNN là cơ quan ngang bộ có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. à Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về Nhà nước.
    - Hoạt động của NHNN có tác động mạnh mẽ đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội. Do đó việc tham gia của NHNN vào việc xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước là rất cần thiết.
    - Việc giao quyền quản lý nhà nước cho NHNN còn nhằm thực hiện nguyên tắc nhà nước thống nhất, quản lý mọi hoạt động ngân hàng.
    - NHNN hoạt động vì lợi ích chung của quốc gia à NHNN mang tính công quyền à Thực hiền quyền quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

    Câu 12. Quản lý NN của NHNN có điểm gì khác biệt so với các tổ chức khác?
    - Đối tượng của quản lý NN của NHNN chỉ là các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác thực hiện hoạt động ngân hàng.
    - Phạm vi quản lí NN của NHNN chỉ trong những hoạt động liên quan đến hoạt động ngân hàng.
    - Quản lý nhà nước không phải là chức năng duy nhất của NHNN.

    Câu 13. Nêu hệ thống tổ chức of NHNN và giải thích tại sao phải tổ chức như vậy?
    * Hệ thống tổ chức của NHNN:
    - Được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất, gồm:
    + Bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính.
    + Các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
    + Các văn phòng đại diện ở trong nước, ở nước ngoài.
    + Các đơn vị hành chính trực thuộc
    * Cơ sở để thiết lập hệ thống tổ chức này: do chức năng, nhiệm vụ, quyền hạ của NHNN vừa mạng tính quản lý nhà nước chuyên nghành, vừa mạng tính điều hành kinh tế nên hệ thống tổ chức có những khác biệt so với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên nghành ở các lĩnh vực khác.

    Câu 14. Nêu sự giống và khác nhau cơ bản giữa chi nhánh NHNN với văn phòng đại diện của NHNN?
    - Giống nhau:
    + Là đơn vị phụ thuộc NHNN, ko có tư cách pháp nhân, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung thống nhất của thống đốc.
    -Khác nhau:
    + Về nhiệm vụ:
    + Chi nhánh NHNN thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo uỷ quyền của thống đốc.
    + VP đại diện có nhiệm vụ đại diện theo sự uỷ quyền của thống đốc.
    - Hoạt động:
    + Chi nhánh NHNN trực tiếp thực hiện một số hoạt động quảng lý nhà nước và hoạt động nghiệp vụ ngân hàng như cấp, thu giấu phép thành lập và giấy phép hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và tổ chức khác, cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ.
    + VP đại diện: ko được tiến hành hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.

    Câu 15. Cơ chế xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ quóc gia được pháp luật quy định như thế nào?
    - Nhiệm vụ của NHNN trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia (theo điều 15 LNHNN):
    + Chủ trì xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia, kế hoạch cung ứng lượng tiền bỏ ra lưu thông hàng năm trình Chính phủ.
    + Điều hành các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Thực hiện việc đưa tiền ra lưu thông, rút tiền từ lưu thông về theo tín hiệu của thị trường trong phạm vi lượng tiền cung ứng đã được Chính phủ phê duyệt.
    - Các công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, gồm: tái cấp vốn, lãi suất, tỉ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở à chỉ áp dụng những công cụ này, vì: chính sách tiền tệ quốc gia có ảnh hưởng lớn  đến mọi mặt của đời sống kinh tế -  xã hội của đất nước. Do đó việc sử dụng các công cụ, hình thức để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia có vai trò rất quan trọng. nên cần tuân theo quy định của PL.
    - Sự vận hành các công cụ:
    + Công cụ tái cấp vốn:
    - cần tăng lượng tiền cung ứng trong lưu thông à NHNN à Hạ thấp lãi suất tái cấp vốn,  tăng hạn mức tái cấp vốn  à  giá cả tín dụng giảm,  mặt khác khối lượng tín dụng
    được cấp sẽ tăng lên
    - cần giảm lượng tiền cung ứng trong lưu thông à NHNN à Tăng lãi suất tái cấp vốn lên,  giảm hạn mức tái cấp vốn à giảm khối lượng tín dụng giảm nhu cầu vay vốn
    + Công cụ lãi suất:
    - Khi cần thắt chặt tiền tệ à NHNN tăng lãi suất cơ bản à người có tiền nhàn rỗi sẽ gửi tiền vào ngân hàng, nhà đầu tư thì sẽ thu hẹp đầu tư, tiền tệ được hút về và được giữ lại ở các ngân hàng
    - Khi cần mở rộng tiền tệ, kích thích đầu tư à NHNN giảm lãi suất cơ bản àlượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ hạn chế, à quỹ cho vay của NHNN được sử dụng  với hiệu quả cao tích cực cho khách hàng vay, vốn được tập trung cho đầu tư theo mục đích.
    + Công cụ tỉ giá hối đoái:
    - Thị trường dư cầu à NHNN bán ngoại tệ can thiệp, hạ nhiệt thị trường
    - Thị trường dư cung à mua ngoại tệ vào ở một mức độ nhất định và hợp lý, bảo đảm tỷ giá không giảm quá sâu nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế nhập siêu góp phần ổn định chính sách tiền tệ quốc gia .
    + Công cụ dự trữ bắt buộc:
    - Khi có lạm phát à NHNN Quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc cao để hạn chế việc mở rộng tín dụng và tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc góp phần giảm chi phí hoạt động tín dụng cho các TCTD.
    + Công cụ nghiệp vụ thị trường mở:
    - Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát à mua giấy tờ có giá bằng nguồn vốn dự trữ phát hành nhằm tăng lượng tiền trong lưu thông .
    - Ngược lại à bán giấy tờ có giá nhằm thu bớt tiền trong lưu thông với mục đích ổn định tình  hình tiền tệ.

    Câu 16. Hoạt động tín dụng của NHNN có điểm khác biệt nào so với hoạt động tín dụng của TCTD?

    Hai hoạt động này có sự khác biệt về bản chất. Do hoạt động tín dụng của NHNN nhằm mục tiêu thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm an toàn cho hệ thống tín dụng.
    - Sự khác biệt:
    + ND hoạt động tín dụng:
    _ của NHNN: bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách nhà nước, cho vay; chiết khấu giấy tờ có giá và thương phiếu
    _ của các TCTD: cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá và thương phiếu, bảo lãnh, cho thuê tài chính, hình thức khác.
    + Đối tượng cấp tín dụng:
    - NHNN: hạn chế hơn. VD: Cho vay chỉ cho các đối tượng như TCTD là ngân hàng hoặc TCTD tạm thời mất khả năng chi trả và có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống TCTD. Chỉ bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài, chỉ chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá cho các TCTD.
    - TCTD: rộng hơn, có khả năng thực hiện đối với các đối tượng như của NHNN, đối tượng của TCTD là mọi tổ chức cá nhân có nhu cầu và đủ điều kiện được cấp tín dụng.

    Câu 17. Ngân hàng nhà nước chỉ cho vay vốn với các tổ chức tín dụng?

    SAI. Theo điều 30 LNHNN Chỉ cho vay vốn đối với:
    + các tổ chức tín dụng là ngân hàng.
    + Các tổ chức tín dụng tạm thời mất khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng.

    Câu 18. Ngân hàng nhà nước tái cấp vốn cho mọi đối tượng?

    SAI. Theo điều 30, 17 LNHNN, điều 48 Luật TCTD thì NHNN chỉ tái cấp vốn cho các TCTD là ngân hàng mà thôi.

    Câu 19. Ngân hàng nhà nước thực hiện nghịêp vụ thị trường mở để thực hịên chính sách tiền tệ quốc gia?

    Đúng, vì theo Điều 16 LNHNN, nghiệp vụ thị trường mở là một trong các công cụ để NHNN thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

    Câu 20. Ngân hàng nhà nước tái cấp vốn cho các nhtm bằng bằng các hình thức cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu bảo lãnh, cho thuê tài chính?

     Sai, theo điều 17 LNHNN, NHNN chỉ tái cấp vốn cho các NHTM bằng các hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá ngắn hạn khác; cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Ko có hình thức cho thuê tài chính, bảo lãnh.

    Câu 21. NHNN đồng ý cho NH thương mại A vay vốn trên cơ sở có bảo đảm bằng cầm cố tài sản. Vậy tài sản mà NH TM A mang đi cầm cố phải thỏa mãn những điều kiện nào?

    Việc NHNN cho NHTM A vay bằng hình thức cầm cố tài sản cũng chính là cho vay với biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là cầm cố tài sản. Do đó điều kiện đối với tài sản cầm cố phải tuân theo quy định tại điều 4 nghị định 163/2006/NĐ-CP. Theo đó, tài sản cầm cố phải thoả mãn các điều kiện như:
    1. Tài sản phải thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng, của người vay,
    2. Tài sản được phép giao dịch;
    3. Tại thời điểm thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản không có tranh chấp;
    4. Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì người vay phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay. Người vay chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của tài sản bảo đảm tiền vay.
    Ngoài ra, khi thực hồ sơ vay vốn trên cơ cở có bảo đảm bằng tài sản cầm cố thì  NHTM A phải có các giấy tờ gốc chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cầm cố.


     

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    51959 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận