Câu hỏi người dưới 16 tuổi gây tai nạn giao thông có phạm tội không?

Chủ đề   RSS   
  • #347980 02/10/2014

    chanlynguyen

    Female
    Sơ sinh

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Câu hỏi người dưới 16 tuổi gây tai nạn giao thông có phạm tội không?

    Kính gởi các luật sư!

    Luật sư giải đáp giúp em: Một người dưới 16 tuổi điều khiển xe máy gây chết người có phạm tội không? Nếu phạm tội thì Lỗi đó là vô ý hay lỗi cố ý.

    Em mong nhận được hồi đáp sớm của Luật sư. Em xin chân thành cảm ơn!

    Chanly

    Nguyễn Thị Chân Lý

     
    26104 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #348023   02/10/2014

    domanhhlu
    domanhhlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2014
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    1. Trách nhiệm hình sự:

    Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự quy định như sau:

    2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    Đối với người dưới 16 tuổi thì chưa được thi bằng lái xe vì chỉ những người đủ 18 tuổ thì mới được thi lấy bằng lái xe. Do đó trong trường hợp trên người dưới16 tuổi gây ra tai nạn làm chết người thường thuộc trường hợp không có giấy phép lái xe hoặc bằng lái xem theo quy định.

    Khoản 2 Điều 202 Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau:

    Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

    1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

     2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự quy định: “3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

    Như vậy, căn cứ vào những quy định trên thì người dưới 16 tuổi gây tai nạn giao thông làm chết một người thuộc khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự là loại tội rất nghiêm trọng, nhưng trong trường hợp này  lỗi là lỗi vô ý  vì nếu người dưới 16 tuổi cố ý gây tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử theo Điều 93 (Tội giết người) hoặc Điều 104 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác). Do đó trong trường hợp này người gây tai nạn dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    2. Trách nhiệm dân sự:

    Điều 606 BLDS quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau :

    Điều 606. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

    1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

    2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.

    Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

    3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

    Như vậy theo quy định pháp luật trên thì nếu người đó có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường thiệt hại. Nếu tài sản riêng không đủ thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải bồi thường.

    Theo quy định tại Điều 610 Bộ luật dân sự và hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao thì: Người gây tai nạn phải bồi thường cho gia đình nạn nhân các khoản tiền sau:

    - Chi phí cứu chữa, chăm sóc trước khi chết;

    - Chi phí mai táng theo phong tục địa phương;

    - Tiền cấp dưỡng cho người mà nạn nhân có nghĩa vụ cấp dưỡng;

    - Bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần (không quá 60 tháng lương tối thiểu).

    Mức bồi thường đường thiệt hại do tính mạng bị xâm hại được quy định cụ thể tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.

    http://liendoanluatsu.org.vn/van-ban/Van-ban-cua-Toa-an-nhan-dan/Nghi-quyet-so-03-2006-NQ-HDTM-ngay-08-7-2006-cua-Hoi-dong-Tham-phan-huong-dan-ap-dung-mot-so-quy-dinh-cua-Bo-luat-Dan-su-nam-2005-ve-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong-88/

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn domanhhlu vì bài viết hữu ích
    chanlynguyen (14/10/2014)