Gửi bạn tham khảo!
Theo mình nghĩ là đúng!
Vì:
Theo quy định tại Luật tố tụng hành chính 2015
"Điều 175. Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa
1. Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của đương sự trong vụ án.
2. Việc tranh tụng tại phiên tòa được tiến hành theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa.
3. Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh tụng, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh tụng trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt ý kiến không liên quan đến vụ án..."
Bên cạnh đó Luật tố tụng hành chính 2010 quy định:
"Điều 158. Trình tự phát biểu khi tranh luận
1. Sau khi kết thúc việc hỏi, Hội đồng xét xử chuyển sang phần tranh luận tại phiên toà. Trình tự phát biểu khi tranh luận được thực hiện như sau:
a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện phát biểu. Người khởi kiện có quyền bổ sung ý kiến;
b) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện phát biểu. Người bị kiện có quyền bổ sung ý kiến;
c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phát biểu. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến…"
Từ hai quy định trên có thể thấy tại Luật TTHC 2010 chỉ dừng lại ở mức “tranh luận” nhưng cũng chỉ là trình bày và phát biểu và chưa có sự “tranh tụng” hay trao đổi quan điểm giữa các đưng sự.
Ngoài ra tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 cũng chỉ thoáng qua về việc tranh luận tại tòa nhưng thực chất vẫn là trình bày quan điểm và không có sự phản biện trực tiếp quan điểm của nhau.
"Điều 47. Sau khi Hội đồng xét xử kết thúc việc xét hỏi, các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tham gia tranh luận; Kiểm sát viên tham gia phiên toà trình bày ý kiến về việc giải quyết vụ án..."