Câu chuyện về người nhạc công trên ga tàu điện ngầm

Chủ đề   RSS   
  • #240272 18/01/2013

    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Câu chuyện về người nhạc công trên ga tàu điện ngầm

     

    “Vào một buổi sáng lạnh giá tháng 1/2007, tại một ga tàu điện ngầm tại thủ đô Washington, một người nhạc công với chiếc violin của mình đã chơi tất cả 6 bản nhạc của Batch trong vòng 45 phút. Trong suốt thời gian đó, có khoảng 2000 hành khách lưu chuyển trong nhà ga, phần lớn họ đang trên đường hối hả cho công việc.

    Sau khoảng 4 phút đầu tiên, một người đàn ông trung niên nhận thấy có một nhạc công đang chơi nhạc. Người đàn ông đó đi chậm lại và dừng vài giây, rồi sau đó hối hả đi tiếp để kịp lịch hẹn.

    Khoảng 4 phút sau đó, người nhạc công nhận được đồng dollar đầu tiên của mình. Một người phụ nữ đã thả tờ tiền vào chiếc mũ của anh, không hề dừng lại, người phụ nữ đó tiếp tục di chuyển rất nhanh.

    Đến phút thứ 6 tiếp theo, một cậu thanh niên tiến lại gần để lắng nghe bản nhạc từ người nhạc công, sau đó anh ta nhìn chiếc đồng hồ trên tay của mình rồi lại hối hả đi.

    Câu chuyện về người nhạc công trong ga tàu điện ngầmĐến phút thứ 10: một cậu bé 3 tuổi dừng lại, nhưng người mẹ vội vàng kéo mạnh tay cậu theo mình. Cậu bé dừng lại để ngắm người nhạc công lần nữa, nhưng mẹ cậu, lần này kéo mạnh hơn, khiến cậu bé phải bước theo, trong khi ánh mắt vẫn ngoái lại nhìn người nhạc công. Những hành động này lặp lại vài lần ở những đứa trẻ khác, nhưng tất cả các bố mẹ, không hề có ngoại lệ, đều ép những đứa trẻ tiếp tục di chuyển thật nhanh.

    Ở phút 45: người nhạc công vẫn tiếp tục chơi những bản nhạc. Chỉ có 6 người dừng lại lắng nghe trong 1 thời gian rất ngắn. Khoảng 20 người đã thả tiền vào chiếc mũ nhưng vẫn giữ nguyên tốc độ di chuyển của họ. Người nhạc công đã thu được tổng cộng 32 dollars.

    Sau 1 giờ:
    Người nhạc công kết thúc phần chơi nhạc của mình, và sự yên lặng mau chóng thế chỗ, bao trùm lên tất cả. Không có ai chú ý, không có ai tán thưởng. Dường như chẳng có một sự công nhận nào dành cho anh ta.

    Chẳng ai biết được điều này, người nhạc công đó chính là Joshua Bell, một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất trên Thế giới. Anh ta đã chơi một trong những bản nhạc phức tạp nhất đã từng được viết, bằng một chiếc violin trị giá 3,5 triệu dollars. Hai ngày trước đây, Joshua Bell đã bán lại 1 nhà hát lớn tại Boston, nơi mà phải chi tới 100 dollars cho mỗi ghế ngồi để nghe anh chơi bản nhạc tương tự.

    Đây là một câu chuyện có thực, Joshua Bell đã được yêu cầu chơi nhạc một cách ẩn danh ở ga điện ngầm của Washington, trong một phần thí nghiệm xã hội về sự nhận thức, thị hiếu và những ưu tiên của con người được tổ chức bởi tờ báo Washington Post.

    Thí nghiệm này đã đưa ra một vài câu hỏi:

    Ở một môi trường công cộng, vào một thời điểm không thích hợp, liệu chúng ta có nhận thức được cái đẹp?

    Nếu có, liệu chúng ta có dừng lại để tán thưởng nó?

    Liệu chúng ta có thể nhận ra tài năng trong một bối cảnh bất ngờ, không hề trông đợi trước?

    Một kết luận đưa ra từ thí nghiệm sẽ có thể giống như này:

    Nếu chúng ta không có thời gian để dừng lại và lắng nghe một trong những nhạc sĩ tuyệt vời nhất trên Thế giới chơi những bản nhạc tuyệt vời nhất đã từng được viết, bằng một nhạc cụ tuyệt vời nhất đã từng được làm ra..
    Vậy đã có biết bao thứ chúng ta đã phí phạm bỏ lỡ khi cứ vội vã xô bồ trong suốt cuộc sống này?”

    Đây là link trên www.youtube.com

    http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=myq8upzJDJc

    Nguồn: Sưu tầm từ Internet. 

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    9334 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (22/01/2013) khanghailaw (19/01/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #240339   19/01/2013

    tanphuocvo1987
    tanphuocvo1987
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2011
    Tổng số bài viết (365)
    Số điểm: 2919
    Cảm ơn: 381
    Được cảm ơn 234 lần


    Vai Diễn Cuối Cùng

    Có một người diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hạ năm ấy ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên cấp I trường làng.

     

    Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên.

    Chú bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đầy bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ, ầm ầm lướt qua thung lũng. Chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại chú. Nhưng hành khách – mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường- chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết.

    Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại. Ông nghĩ: “Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người.”

    Hôm sau, người em thấy ông giở chiếc vali hoá trang ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi. Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm, lên tàu đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ: ” Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường phân cho mình, một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao hành khách đi tàu…”

    Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quít, nhẩy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.

    Con tàu đi xa. Người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm diễn huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai kịch cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho chú bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.

    Chúc các anh chị ngày cuối tuần thật vui vẻ.

     

    Học văn cho võ bất phu

    Học võ cho văn bất nhược

    Văn không võ, văn thành nhu nhược

    Võ không văn, võ hóa bạo tàn.!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn tanphuocvo1987 vì bài viết hữu ích
    khanghailaw (19/01/2013) Maiphuong5 (22/01/2013) Khongtheyeuemhon (22/01/2013)
  • #241375   24/01/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Cuối năm rảnh rỗi ngồi đọc lung tung, vô tình đọc câu chuyện này. Thấy nó hơi "nhảm" nhưng cũng rất chân thật và diễn ra khá phổ biến. Ghét nhất khi giận hờn là khóa máy điện thoại, thấy trẻ con quá. Anh/chị/em rút kinh nghiệm nhá. Để máy nhưng không nghe để đếm số cuộc gọi nhỡ coi thành ý của "đối tác" đến đâu, vậy mới là cao thủ.

    "Chỉ khi mất đi thứ gì, người ta mới nhận ra được giá trị của nó...". Cuộc sống đôi khi chúng ta cứ mải mê đuổi theo những thứ mà chúng ta cho rằng quan trọng, cần thiết mà quên đi những điều quan trọng không kém ngay bên mình. Để khi nhận ra rồi thì đôi lúc đã quá muộn.

    Khi anh có thể nghe điện thoại...

    (Cho những người đàn ông quá bận rộn với công việc)

    "Thuê bao quý khách vừ gọi hiện không liên lạc được, xin quý khách vui lòng gọi lại sau...". Hạnh cúp máy, nghẹn đắng cổ họng.

     

    Không điện thoại được cho Nam, Hạnh buồn bã đi bộ về. Cô tới nhà sách, rồi bị móc ví, chẳng còn một xu bắt taxi về. Cô không thiếu bạn để có thể nhờ lúc này. Nhưng trong một buổi tối thứ 7, một cô gái xinh đẹp, có người yêu lại cậy nhờ bạn bè đưa về trong lúc khó khăn, chúng bạn hẳn sẽ đặt câu hỏi: “Anh ấy đâu?”. Mà cái câu hỏi đó, Hạnh cũng muốn được trả lời.

    Vậy là Hạnh đi bộ 7 cây về nhà. Gió mùa hè chọc ghẹo, thi thoảng lại thổi khe khẽ chiếc váy bằng voan mỏng của cô. Nhưng đôi giày 7 phân thì không hiền lành như thế. Nó làm chân cô đau.

    Có lẽ  anh lại bận đi tiếp khách cho công ty, hoặc là đang kí một bản hợp đồng nào đó, cũng có thể anh đang tập trung hoàn thành nốt cái thiết kế quan trọng…Quá nhiều chuyện khiến anh phải tập trung, mà chúng đều là những lí do để anh tắt máy.

    Hạnh đã từng cãi nhau nảy lửa với Nam về điều đó. Nhưng câu trả lời của Nam làm cô chẳng thế nói gì thêm được nữa. “Anh là con người của công việc, cái công ty đó cần anh, cần anh tuyệt đối, nhất là trong những giờ phút quan trọng. Anh không thể vừa kí hợp đồng vừa nhận tin nhắn, càng không thể đang tiếp khách mà nghe điện thoại”. Hạnh đã cười chua chát với chính mình: “Phải rồi, mọi việc đều cần có anh, còn em?”.

    Những lần hai đứa cãi nhau, anh luôn là người tắt máy. Có lẽ anh quá bận để không còn muốn nghe những lời phàn nàn của cô. Thường khi cãi nhau, chỉ có con gái giận hờn, tắt đi không nghe máy, để người con trai phải tìm đến tận nơi làm lành…

    Anh để chế độ báo cuộc gọi đến khi tắt máy nên Hạnh gọi bao nhiêu lần anh đều biết. Sau mỗi lúc bận, khi có thể, bật máy lên là anh điện thoại cho cô ngay lập tức, hỏi thăm cô đủ chuyện. Có lần cô hờn trách: “Một ngày nào đó, em hấp hối, gọi anh về nhưng chẳng được, khi anh có thể nghe điện thoại mà về với em, em đã chẳng còn sống nữa”.

    Hạnh chưa bao giờ tắt máy điện thoại mặc dù cô có thể làm thế để anh cũng phải trải qua cảm giác khó chịu khi không liên lạc được với người yêu. Nhưng tình yêu của cô lớn hơn sự ích kỉ đó. Cô luôn muốn là người lắng nghe anh khi anh cần cô. Dù bất kể đó là lúc nào.

    “Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được…”.

    Nam thấy lạ. Chưa bao giờ anh phải nghe những âm thanh đó từ số điện thoại của Hạnh. Anh bấm thử nhiều lần, không hề có sự thay đổi nào. Anh bắt đầu lo lắng. Nam phóng tới nhà Hạnh. Căn nhà đóng cửa im ỉm, không có bóng dáng ai. Nam muốn điện thoại cho người bạn nào đó của Hạnh để hỏi xem điều gì đã xảy ra, nhưng thật tệ, ngay cả thời gian nghe điện thoại từ người yêu mình anh còn chẳng có, làm sao anh biết nổi một số điện nào của bạn cô.

    Nam đứng trước cổng nhà Hạnh, như một kẻ mất phương hướng, tay vẫn không ngừng bấm nút gọi. Anh cứ hi vọng, một cơ may nào đó, Hạnh bật máy và anh có thể nghe được câu nói thân thương: “Anh à, em đây…”. Nhưng chẳng có gì cả.

    Bác hàng xóm nhìn anh đứng đó chạy sang: “Sao cậu còn ở đây? Hạnh nó bị tai nạn từ  tối qua, khoảng 9 rưỡi. Chẳng hiểu đi đâu một mình… nghe nói nguy kịch lắm…”

    Nam nhìn lại nhật kí cuộc gọi, 4 cuộc gọi nhỡ của Hạnh lúc 9h15. Nước mắt anh chảy dài, Hạnh đã rất cần anh, vậy mà anh…

    Nam phóng xe vào viện, suốt đường đi, câu nói của Hạnh vang vang trong đầu: “Khi anh có thể nghe điện thoại mà về với em, có lẽ em đã chẳng còn sống nữa…”.

    Hoài Thu

    Cập nhật bởi Khongtheyeuemhon ngày 24/01/2013 10:05:28 SA

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    tanphuocvo1987 (24/01/2013)