Câu chuyện kinh doanh

Chủ đề   RSS   
  • #205973 08/08/2012

    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Câu chuyện kinh doanh

    Câu chuyện kinh điển về marketing: Bán lược cho sư

    Trong sách dạy về phương pháp đánh giá thị trường thường đưa ra một câu chuyện kinh điển bán giầy ở châu Phi. Số là hai hãng sản xuất giầy nọ cử nhân viên tới châu Phi tìm hiểu phát triển thị trường tại đây. Một nhân viên khi xem xét tình hình đã điện về công ty mình "Không hy vọng phát triển ở đây, vì người dân xứ này chỉ đi chân đất". Còn nhân viên kia lại điện về hãng của mình rằng "Hãy đến đây thật nhanh, vì đây là nơi lý tưởng để bán giầy. Người dân ở đây chưa ai có giầy để đi cả". Kết quả công ty thứ hai sắp đặt kế hoạch phát triển thị trường ở châu lục này và đã thành công.

    Câu chuyện trên cho thấy, cùng một sự việc nhưng có hai cách nhìn nhận đánh giá khác nhau. Người dân đi đất chỉ là một thói quen trong điều kiện kinh tế còn lạc hậu. Nếu coi đó là sự bất biến thì sẽ có cách nhìn tiêu cực như người thứ nhất. Ngược lại, nhận thấy thói quen đó có thể cải biến cùng điều kiện kinh tế được cải thiện, sẽ có cách nhìn tích cực như người thứ hai. Như vậy, vấn đề của nhân viên tiếp thị, khai thác thị trường chính là phát hiện nhu cầu tiêu dùng tiềm năng để có kế hoạch đáp ứng.

    Nhưng nếu như vậy cũng chưa đủ. Người bán hàng phải là người tạo ra nhu cầu, kích thích cho nó xuất hiện để bán hàng.

    Một công ty nọ muốn tuyển người bán hàng giỏi đã trao cho mỗi người trong hàng trăm ứng viên, 100 chiếc lược và đề nghị họ đến các chùa để bán. Cái oái oăm là ở chùa sư đã xuống tóc, làm gì có nhu cầu sử dụng lược. Mà không có nhu cầu thì sao bán được hàng. Hàng trăm người đã ra đi nhưng hầu hết bó tay. Tuy thế có ba người bán được hàng.

    Người thứ nhất mang lược đến chùa vừa chào hàng đã bị các vị sư mắng và cho rằng anh này giễu cợt họ không có tóc, nên đuổi đi. Nhưng anh này vẫn cắn răng chịu đứng cầu xin họ mua lược. Cuối cùng, một vị sư thương tình mua giùm một chiếc lược.

    Người thứ hai, sau khi đi vòng quanh một ngôi chùa trên núi, tóc bị gió thổi tung xác xơ, anh ta xin gặp sư trụ trì. Ðược gặp, anh ta chắp tay niệm "nam mô" và thưa rằng: "trên núi cao gió thổi mạnh, các thiện nam tín nữ đến đây dâng hương mà tóc tai rối bù, e không thành kính trước cửa Phật. Xin nhà chùa chuẩn bị một vài chiếc lược để trước lúc dâng hương các phật tử chải tóc cho gọn gàng, không bù rối". Nghe anh ta nói có lý, sư trụ trì đồng ý mua lược. Nhà chùa có 10 lư hương nên mua 10 chiếc lược cho anh ta.

    Còn người thứ ba, anh ta đến thẳng ngôi chùa lớn nhất vùng quanh năm hương khói nghi ngút. Anh xin gặp thượng toạ trụ trì mà thưa rằng: "Bạch thầy, chùa ta lớn nhất vùng, ngày nào cũng có hàng trăm tín đồ đến thắp hương. Phàm là người dâng hương, ai cũng có tấm lòng thành cúng quả. Chùa lớn như chùa ta, thiết tưởng cũng nên có chút tặng phẩm khuyến khích người làm việc thiện. Con có mang theo ít lược của công ty. Thầy có thư pháp hơn người, xin viết lên lược ba chữ "Lược tích thiện" làm tặng phẩm. Món quà này thật nhiều ý nghĩa". Nhà chùa nghe ra, cũng hứng thú và mua liền 100 chiếc lược làm quà.

    Như vậy, trong ba người bán lược cho sư, công ty đánh giá họ thế nào?

    Người thứ nhất thuộc mẫu bán hàng cổ điển, cần cù nhẫn nại và kiên trì. Người thứ hai có năng lực quan sát, suy đoán sự việc, dám nghĩ dám làm. Còn người thứ ba, anh ta nghiên cứu phân tích kỹ nhu cầu và tâm lý của đám đông, có ý tưởng tốt, lại có giải pháp cụ thể nên đã mở ra một thị trường tốt cho sản phẩm. Ðây xứng đáng là người bán hàng giỏi của công ty. Anh ta đã được tuyển mộ làm phụ trách bán hàng.

    Nhờ có Lược tích thiện làm quà tặng mà một đồn mười, mười đồn trăm, dân chúng đổ về đây dâng hương rất đông, danh tiếng chùa càng lừng lẫy và phương trượng chùa đã ký hợp động mua hàng nghìn chiếc lược của công ty. Rõ ràng, ở một nơi tưởng như không có nhu cầu, nếu chịu khó quan sát, phân tích các mối quan hệ, sẽ có thể phát hiện nhu cầu hoặc tìm cách kích cầu để bán hàng.

     

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    74490 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #205996   08/08/2012

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Chuyện trong cả tuần

    Chuyện ngày thứ hai
    Chuông cửa reo. Người vợ sau một hồi nhăn nhó đành phải xuống tầng dưới mở cửa đón khách vì người chồng nhất quyết không chịu rời mắt khỏi trận bóng đang đi vào phút đá bù giờ căng thẳng.

    Ðứng trước cửa là Bob, người hàng xóm của họ. Bob nói: Tôi rất ngưỡng mộ vẻ đẹp của cô. Nếu cô có thể để cho tôi hôn một lần, tôi sẽ đưa cho cô 2000 đôla. Mặc dù rất tức giận vì lời đề nghị khiếm nhã của người hàng xóm nhưng vì số tiền quá lớn nên người vợ vẫn để cho Bob hôn mình. Và như đã thoả thuận, cô nhận được 2000 đôla.

    Khi người vợ quay trở lên gác và thông báo rằng Bob vừa đến, người chồng hỏi lại: Bob đến à? Hắn có trả 2000 đôla hắn vay anh từ năm ngoái chứ?

    Bài học: Trong một công ty, các bộ phận luôn luôn phải chia sẻ thông tin với nhau. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng làm việc chồng chéo lên nhau hoặc bỏ sót việc, hoặc mỗi người nói một cách khi người ngoài hỏi về thông tin trong công ty. Người quản lý phải tổ chức sao cho từng bộ phận biết rõ những thông tin cần thiết cho chức năng của họ.

    Chuyện ngày thứ ba
    Một chàng trai trẻ ngoan đạo gặp một cô gái xinh đẹp xin đi nhờ xe. Khi đi trên đường, anh ta phát hiện ra cô gái có đôi chân dài rất đẹp. Vì mải ngắm đôi chân đó mà anh suýt nữa đâm vào một cột điện ven đường.

    Sau khi thắng xe, anh ta vờ làm như vô tình đặt tay lên chân cô gái. Cô gái nói: Anh hãy nhớ lại điều 129 của Kinh thánh. Vì là một chàng trai ngoan đạo, anh ta liền xin lỗi cô gái và rất lấy làm xấu hổ.

    Khi về nhà anh ta tự nhủ mình phải đọc lại điều 129 để không bao giờ mắc phải những lỗi lầm như vậy nữa. Nhưng điều 129 hoá ra là: Hãy tiến lên, bạn sẽ giành thắng lợi.

    Bài học: Trước khi ra bất cứ quyết định nào, cần chuẩn bị đầy đủ thông tin. Ðôi khi bạn có thể để tuột khỏi tầm tay những cơ hội lớn chỉ vì quên kiểm tra lại 1% bé xíu những thông tin mà bạn cho là vụn vặt không đáng quan tâm thôi đấy. Ngoài ra, đặt câu hỏi cũng là một kỹ năng cần rèn luyện.

    Chuyện ngày thứ tư
    Một nhân viên bán hàng, một nhân viên hành chính và một giám đốc đang cùng đi ăn trưa thì nhặt được một chiếc lọ. Khi họ mở nắp chiếc lọ, một vị thần bay ra và cho họ ba điều ước, mỗi người một điều.

    Hai nhân viên tranh nhau ước trước. Cuối cùng, vì nhân viên bán hàng nhặt được cái chai, anh ta giành được quyền ước đầu tiên. Anh ta nói: Tôi muốn ngay bây giờ được đến đảo Bahamas du lịch trên một chiếc thuyền và không phải nghĩ gì đến công việc. Ngay lập tức điều ước hiệu nghiệm, anh nhân viên biến mất.

    Ðiều ước thứ hai là của nhân viên hành chính. Anh này ước được thần chai đưa đến Hawaii nghỉ ngơi, đỡ phải giải quyết đống giấy tờ chồng chất ở cơ quan. Lời ước cũng thành sự thật ngay tức thì.

    Ðến lượt ông giám đốc. Ông nói: Tôi ước hai nhân viên của tôi sẽ quay lại chỗ làm việc ngay sau giờ ăn trưa

    Bài học: Luôn để sếp là người được nói trước và bạn là người biết lắng nghe. Kể cả khi bạn không tán thành với quan điểm của sếp hay có những sáng tạo muốn nhanh chóng được công nhận. Kiên nhẫn và chọn đúng thời điểm để góp ý, bạn sẽ thấy sếp không phải là nguời quá khó thuyết phục.

    Chuyện ngày thứ năm
    Một chú chim nhỏ bay về miến Nam để trú đông. Trời rất lạnh mà chú chim lại rất yếu ớt. Nó bị rơi xuống một cánh đồng lớn. Một người nông dân đang cầy bừa vô tình đổ một ít bùn lên người chú chim nhỏ. Chú chim mắc kẹt dưới bùn nhưng lại được sưởi ấm.

    Chú cảm thấy rất vui và bắt đầu hát. Một con mèo đi ngang qua nghe thấy tiếng hót, nó đến chỗ chú chim, cào bùn cho chú chim thoát ra và ăn thịt chú chim nhỏ.

    Bài học: Không phải ai giải thoát cho bạn khỏi hoàn cảnh khó khăn cũng là bạn của bạn. Khi bạn đang mắc kẹt trong một hoàn cảnh không dễ dàng gì, tốt nhất là nên im lặng. Ðừng cố than phiền hay kể lể, bởi bạn mới là người duy nhất biết rõ mình phải làm thế nào để có thể tự giải thoát cho bản thân.

    Chuyện ngày thứ sáu
    Một con đại bàng đậu trên cây và nghỉ ngơi. Một con thỏ đi qua thấy vậy rất thích thú. Nó cũng bắt chước, ngồi dưới gốc cây và nghỉ ngơi. Bất ngờ, một con cáo đi ngang qua, nó nhảy vào và ăn thịt con thỏ.

    Bài học: Trước khi muốn giống như một người ở trên cao, bạn phải biết làm việc chăm chỉ đã, đừng nghĩ quá nhiều đến chuyện nghỉ ngơi hay dừng phấn đấu, và bạn phải biết vị trí của mình đang ở đâu. Với một công ty cũng vậy, để có thể chiếm được vị trí vững chắc ở một thị trường, công ty đó phải cạnh tranh để tạo được thương hiệu riêng đã.

    Chuyện ngày thứ bảy
    Ah... bạn làm việc cả tuần rồi thì thứ bảy phải nghỉ ngơi chứ.

    Chuyện của ngày chủ nhật
    Đây là một câu chuyện có vẻ quen thuộc với chúng ta nhưng được mở rộng bởi C.E.O (Chief Executives Officer) của Coca Cola như sau:

    Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như như bắn và chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giựt mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.

    Bài học: Chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua.

    Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:

    Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.

    Bài học: Nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định.

    Nếu có 2 người trong công ty của bạn: một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm. Người nhanh và đáng tin cậy chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn. Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn. Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ở đây. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua. Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2 Km nữa ở bên kia sông! Thỏ dành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.

    Ý nghĩa từ câu chuyện: Trước tiên, cần phải xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp.
     

    Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.

    Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.

    Bài học: Thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng, nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia xẻ, cống hiến ưu thế của từng người, bạn sẽ không bao giờ thực hiện công việc được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp bạn không thể làm tốt hơn người khác. Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ làm trưởng nhóm. Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai. Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác: thay vì chúng chống đối (hay cạnh tranh) với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều.

    Khi Roberto Goizueta đảm nhận vị trí CEO của Coca Cola vào những năm 1980, ông đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với Pepsi. Nhân viên của ông ta đang tập trung vào cạnh tranh với Pepsi và cố gắng tăng thị phần từng 0,1%. Goizueta quyết định không cạnh tranh với Pepsi mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần. Ông ta hỏi các nhân viên và biết rằng trung bình mỗi ngày, mỗi người Mỹ uống các loại nước là 14 ounces (đơn vị đo lường của Mỹ), trong đó thì Coke chỉ có 2 ounces/ngày/người. Rõ ràng việc cạnh tranh không chỉ là Pepsi mà còn là nước, trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây. Mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy Coke bất kể khi nào họ cần uống. Coke quyết định đầu tư các máy bán coca cola tự động ở khắp các góc đường. Doanh thu tăng nhảy vọt và cho đến nay thì Pepsi vẫn không thể nào theo kịp.

    Kết luận: câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa đã dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý thú. Ý tưởng quan trọng nhất là “nhanh và vững chắc” sẽ luôn đánh bại “chậm và ổn định”; làm việc với những ưu điểm của bạn, đầu tư nhiều tài nguyên và làm việc theo nhóm sẽ luôn chiến thắng bất cứ một cá inhân nào; không bao giờ đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Và cuối cùng, phải tìm giải pháp cho mọi tình huống, không chống lại cuộc chiến.

    Tiếp tục đua:

    Thỏ và Rùa được cáo thách đua. Chúng tự tin và nhận lời. Đích đến là hang cáo, khá xa. Chạy đến tối mệt mờ cả mắt, không nhấc nổi chân thì về đích. Chúng ngồi thở không ra hơi, vừa lúc đó cáo về.........

    Buổi tối, cáo ăn cơm có món thỏ và rùa. Từ đó, chả còn những thằng rỗi hơi chạy loạn xạ trong rừng.

    Kết luận: Thỏ nướng và rùa hầm là số 1.
     


    -----------------------

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #206863   12/08/2012

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Chó và chuột

    Một lũ chuột trèo lên bàn định ăn vụng thịt, không ngờ lại khiến con chó nằm cạnh bàn thức giấc. Chúng bèn dịu ngọt thương lượng với chó:

    - Nếu anh im lặng thì bọn tôi sẽ chia cho anh một miếng thịt.

    Chó nghiêm mặt, từ chối thẳng thừng:

    - Bọn mày mau cút đi. bà chủ thấy thịt mất thì chắc chắn sẽ nghi ngờ ta. L
    úc đó thì ta lại trở thành miếng thịt trên bàn chứ trả chơi!

    Bài học kinh doanh: Đừng hợp tác với kẻ muốn lật đổ bạn. Khi họ hứa cho bạn một chút lợi ích, thì c
    ó thể sau đó bạn smất rất nhiều thứ.

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    admin (21/08/2012) Huyenheidi (03/11/2012) hoanguyen91 (18/12/2013) chinamnhi (23/08/2017)
  • #208501   21/08/2012

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Truyện đọc trong 1 quyển sách:

    Một công ty nọ tuyển vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực marketing, có rất đông người tham dự nhưng sau các vòng sàng lọc khắt khe chỉ có 02 người vào được đến vòng phỏng vấn cuối cùng. Người trực tiếp phỏng vấn họ là TGĐ của công ty. Theo thứ tự, một người vào phỏng vấn trước còn người kia ngồi chờ bên ngoài.

    Người thứ nhất bước vào gặp TGĐ, sau những câu chào hỏi xã giao, ông TGĐ rút cây bút đang mang trên túi áo đưa cho người này và bảo anh ta hãy tìm cách "bán" nó cho mình. Người này cầm cây bút, thoáng suy nghĩ và bắt đầu giới thiệu với "khách hàng" về cây bút. Anh ta quan sát rất nhanh và thấy rằng đây là 1 cây bút rất đắt tiền, hàng hiệu, và vì trong ngành marketing anh ta biết ngay được xuất xứ của nó ở đâu, toàn thân cây bút được mạ vàng, mực của cây bút được nghiên cứu thiết kế để chống bị đông đặc khi không viết trong 1 thời gian dài, nó cũng được thiết kế để viết trong tình trạng dốc ngược, có đèn để viết vào ban đêm, không bị chảy mực ra áo của người mang... 

    Chỉ trong 1 thời gian ngắn quan sát đã thấu hiểu được toàn bộ ưu điểm của sản phẩm, đồng thời với kiến thức sâu rộng, khả năng ăn nói người thứ nhất thực sự khiến vị TGĐ rất ấn tượng.

    Người thứ hai bước vào gặp TGĐ, cũng là những câu chào hỏi xã giao và bài thi giống người trước. Cũng sau 1 thoáng suy nghĩ, người thứ hai bẻ gãy đôi cây bút đắt tiền và nói với TGĐ: Ngài cần mua 1 cây bút mới.

    Lời bàn: Câu chuyện chỉ có thế, ai đậu ai rớt trong cuộc phỏng vấn này quyển sách cũng không đề cập. Tuy nhiên, cách hành xử của người thứ nhất là phổ biến, còn cách hành xử của người thứ hai thì rất sáng tạo và không ai ngờ đến. Nếu là tôi, tôi sẽ tuyển dụng người thứ hai bởi lẽ khả năng sáng tạo là 1 ưu ái của tạo hóa chỉ dành cho 1 số người. Hơn nữa, người thứ nhất khi bán hàng chỉ biết bán, nói về sản phẩm và nhu cầu bán của anh ta mà không quan tâm đến khách hàng muốn gì. Trong khi đó người thứ hai biết rằng để bán được hàng, anh ta phải tìm kiếm khách hàng, hiểu nhu cầu của khách hàng hoặc tự mình tạo ra nhu cầu cho khách hàng cái đã. 

    Khi chúng ta muốn bán 1 cái gì, hãy học theo cách của người thứ hai: quan tâm đến nhu cầu của khách hàng chứ đừng chỉ biết đến nhu cầu của chúng ta.   

     

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #209722   27/08/2012

    lienduy2
    lienduy2

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2011
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 620
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 3 lần


    Bạn sưu tầm được mấy câu chuyện rất thú vị. Thank nhá.

    Duy EZpro

    Ha Noi, Viet Nam

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lienduy2 vì bài viết hữu ích
    admin (27/08/2012) Khongtheyeuemhon (28/08/2012)
  • #211632   05/09/2012

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Quan huyện

    Ngày xưa, có viên quan nọ về nhận chức ở một trấn. Tại đó, có con hổ dữ từ trên núi hay xuống bắt người và súc vật ăn thịt. Dân chúng cầu xin viên quan tìm cách bắt hổ. Viên quan nọ bèn sai thợ khắc mấy chữ to theo mệnh lệnh của mình: Cấm hổ vào thành và bảo lính treo trên vách núi cao. May sao gặp đúng dịp đó con hổ dữ kia bỏ đi khỏi, dân chúng thoát được nạn "hổ" bèn ca ngợi viên quan hết lời. Ông ta rất đắc ý và cho rằng mệnh lệnh của mình quả thực hiệu nghiệm.

    Không lâu sau, viên quan được triều đình phái tới nhận chức ở một nơi khác. Ở đây dân chúng đang khốn khổ vì bị bọn cướp trên núi xuống quấy phá. "Bổn cũ soạn lại", viên quan nghĩ lệnh của mình cấm được cả hổ dữ thì không lý do gì lại không cấm được người. Nghĩ vậy, ông ta lại ra lệnh cho thợ khắc mấy chữ to và treo trên núi để răn trị bọn cướp. Kết quả là bọn cướp tiếp tục cướp, còn viên quan bị triều đình cách chức vì.... không trị được cướp.

    Bài học kinh doanh: Rất nhiều công ty đều có lịch sử kinh doanh thành công và kiếm được nhiều lợi nhuận từ những phương thức kinh doanh, bí quyết của riêng mình. Nhưng khi xâm nhập vào môi trường mới hoặc môi trường cũ thay đổi, tâm lý tiêu dùng thay đổi, thì chính bí quyết tạo nên thành công kia lại trở lên lỗi thời và có thể gây ra phá sản cho chính công ty đó. Bởi vậy, công ty nào cũng nên có bản sắc riêng, có phương thức kinh doanh riêng; nhưng khi thị trường thay đổi thì công ty cũng phải điều chỉnh cách thức kinh doanh theo sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Vì thị trường luôn luôn đúng!

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    admin (05/09/2012) shofia (22/09/2012) Huyenheidi (03/11/2012)
  • #224678   07/11/2012

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Mẩu chuyện nhỏ về Honda (sưu tầm từ Internet)

    Soichiro Honda người sáng lập công ty xe hơi Nhật Bản mang tên ông, bước vào căn phòng hạng sang của mình trong khách sạn Ritz-Carlton tại Detroit (Mỹ) và phát hiện đã có một chiếc bánh đang nằm chờ ông. Người thợ làm bánh của khách sạn đã khéo léo sắp xếp bằng tay món bánh tráng miệng để nó trông giống như món sushi của Nhật. Honda cắt chiếc bánh thành từng lát, nhấm nháp và lệnh cho tất cả các nhà quản lý đi cùng ông tập hợp tại phòng của ông để cùng nếm thử hương vị chiếc bánh.

    Trong khi các nhân viên ăn bánh, Honda không ngớt nhắc về nó. “Các anh nghĩ gì về chiếc bánh? – Honda liên tục hỏi họ – Nó thế nào?”. Tất cả mọi người đều nghĩ chiếc bánh ngon nhưng không ai hiểu vì sao ông lại quá quan tâm đến nó như vậy. Trong tâm trạng bối rối, họ im lặng lúng túng đứng nép vào nhau. Ngồi trong một chiếc ghế, Honda bắt đầu la to: “Các anh có nếm nó không? Nó thế nào?”.

    “Hương vị của chiếc bánh – ông tiếp – rất cân đối, hài hòa. Bánh không quá ngọt. Người làm ra chiếc bánh sushi này chắc hẳn đã nghĩ về tôi, rằng tôi bao nhiêu tuổi, rằng tôi là người Nhật Bản. Tôi đã 82 tuổi. Vì thế, bánh phải mềm vì răng tôi không còn khỏe”.

    Trong khi Honda không ngớt nói tràng giang đại hải như vậy, các nhà quản lý vẫn không bắt được một chút mạch nào dù mong manh nhất về hàm ý mà ông đang cố nói với họ. Thế nhưng, vị sáng lập có khả năng tiên tri, một huyền thoại tại quê nhà Nhật Bản, lại đang chuyển tới các nhà quản trị của ông một thông điệp quan trọng: Đừng xem nhẹ đối thủ cạnh tranh của mình.

    Honda và những nhà sản xuất xe hơi chủ chốt khác của Nhật Bản có lẽ đã trói chặt ba ông lớn của Mỹ là General Motors, Ford và Chrysler vào năm 1989, nhưng những nhà quản lý Mỹ của ba đại gia này, giống như người thợ làm bánh sushi, có thể thích ứng đòi hỏi của thị trường giỏi ngang bất kỳ công ty Nhật Bản nào. “Các anh nghĩ rằng mình đã vượt qua được người Mỹ? – Honda quở trách – Các anh đã trở nên quá ngạo mạn rồi đấy.

    Hãy nhìn chiếc bánh này đi. Người làm ra nó chắc chắn đã đặt mình vào vị trí của tôi”. Sau đó ông lệnh cho Shin Tanaka, trưởng văn phòng của Công ty Honda tại Detroit, đi tìm người thợ làm bánh. Khi người đầu bếp làm bánh, một chàng trai người Mỹ khoảng 20 tuổi, xuất hiện trước mặt Honda trong căn phòng của ông, ông trở nên xúc động. “Đừng bao giờ đánh giá thấp Mỹ”, ông cảnh báo.

    Phải chăng ông già này đã lú lẫn? Năm đó, chiếc ôtô mui kín của Công ty Honda, chiếc Accord, đã trở thành chiếc xe bán chạy nhất ở Mỹ. Nó vẫn giữ danh hiệu đó suốt ba năm liên tiếp. Bản thân Honda vừa mới tham dự buổi lễ ghi tên ông vào đài danh vọng ngành ôtô và ông là người Nhật Bản đầu tiên được vinh danh như vậy. (Honda quá tràn ngập cảm xúc trước việc mình được lựa chọn vinh danh đến nỗi ông nói với vợ: “Tôi không nghĩ chúng ta có thể đi xa đến mức này”). Ông Soichiro Honda đã phỏng đoán chính xác rằng đội ngũ quản lý của ông tin vào sự bất khả chiến bại của bản thân mình. “Trong giới lãnh đạo điều hành của Honda tại Mỹ xuất hiện một suy nghĩ phổ biến rằng ngành công nghiệp sản xuất ôtô của Mỹ đã bị đánh bại hoàn toàn”, Tanaka thừa nhận.

    Bài học trong kinh doanh: Đừng bao giờ đánh giá thấp bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào của mình trên thị trường, dù đối thủ đó đã bại trận. Sự kiêu ngạo và cứng nhắc rồi sẽ bị hủy diệt chỉ có sự thay đổi, biến hóa mới có thể tồn tại vững bền. Thế giới này chỉ có 1 thứ không bao giờ thay đổi đó chính là sự thay đổi.  

     

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #228144   21/11/2012

    thatshouldbeme
    thatshouldbeme

    Male
    Sơ sinh

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2012
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    hay, ý nghĩa, bổ ích...

    thanks!

     
    Báo quản trị |  
  • #228149   21/11/2012

    tanphuocvo1987
    tanphuocvo1987
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2011
    Tổng số bài viết (365)
    Số điểm: 2919
    Cảm ơn: 381
    Được cảm ơn 234 lần


    Cám ơn anh/chị khongtheyeuemhon bài viết rất hay và rất có ý nghĩa trong cuộc sống. rất tuyệt

    Chúc khongtheyeuemhon thành công.

    Thân chào

    Học văn cho võ bất phu

    Học võ cho văn bất nhược

    Văn không võ, văn thành nhu nhược

    Võ không văn, võ hóa bạo tàn.!

     
    Báo quản trị |  
  • #230398   01/12/2012

    tanphuocvo1987
    tanphuocvo1987
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2011
    Tổng số bài viết (365)
    Số điểm: 2919
    Cảm ơn: 381
    Được cảm ơn 234 lần


    Mèo đen mời khách

    Mèo đen mời sơn dương đến nhà dùng bữa. Sơn dương khoái lắm, bèn vác bụng rỗng đến chỗ mèo đen. Mèo đen đã chuẩn bị một bữa ăn thật thịnh soạn: nào là thịt chuột nướng, da chuột chiên xì dầu, đầu chuột chiên dòn, chân chuột nướng... để thiết đãi.
    Thấy sơn dương đến, mèo đen mừng lắm, vồn vã mời sơn dương ăn, và mình cũng ngồi ăn ngon lành.
    Sơn dương cũng ngồi yên một chỗ, dù bụng đang đói cồn cào, vì nó chẳng hề hứng thú gì với mấy món này. Sơn dương ngập ngừng nói:
    - Tôi không ăn thịt chuột bao giờ cả!
    Nói rồi, sơn dương bèn ra ngoài vườn ngấu nghiến gặm cỏ. Mèo đen chợt hiểu ra vấn đề, cười phá lên. Còn sơn dương thì vừa chén cỏ vừa sung sướng kêu 'be be' để cảm ơn thịnh tình của mèo đen.
    Bài học kinh doanh: Nhu cầu của khách hàng rất phong phú. Một công ty nọ cho ra đời sản phẩm mới, và cứ đinh ninh rằng khách hàng sẽ thích nó. Đó thực là một quan niệm sai lầm. Nếu bạn đứng trên lập trường của khách hàng để suy nghĩ vấn đề thì điều này có xảy ra không?

    Sưu tầm internet

    Chúc các anh chị cuối tuần vui vẻ

    Học văn cho võ bất phu

    Học võ cho văn bất nhược

    Văn không võ, văn thành nhu nhược

    Võ không văn, võ hóa bạo tàn.!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tanphuocvo1987 vì bài viết hữu ích
    admin (05/12/2012) Khongtheyeuemhon (13/12/2012)
  • #231157   05/12/2012

    tanphuocvo1987
    tanphuocvo1987
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2011
    Tổng số bài viết (365)
    Số điểm: 2919
    Cảm ơn: 381
    Được cảm ơn 234 lần


    Câu chuyện quản lý 1: Thợ săn quản lý đàn chó

     

    1.

    Một chú chó săn chạy khắp cánh đồng dưới chân núi mà không bắt được con thỏ nào.

    Người chăn dê thấy thế thì cười, trêu chú chó:

    - Chú thật bất tài. Con thỏ nhỏ hơn chú bao nhiêu mà còn chạy nhanh hơn.
    Chó săn đáp:

    - Ông không biết mục đích chạy của bọn tôi hoàn toàn khác nhau! Tôi chạy chỉ vì miếng ăn, còn thỏ chạy vì tính mạng!

    Thợ săn nghe cuộc trò chuyện của người chăn dê và chú chó, nghĩ bụng:

    "Con chó này nói đúng. Nếu ta muốn có nhiều thỏ hơn thì phải nghĩ cách khác". Một ý nghĩ lóe lên trong đầu thợ săn. Đó là tia lửa đầu tiên của khoa học quản lý.

    2.

    Thế là thợ săn ra chợ mua thêm mấy con chó săn khác. Sau đó, ông ta ra chính sách mới: Hễ con nào bắt được đủ số thỏ sẽ được "trả lương" bằng mấy chiếc xương. Không bắt được thỏ thì không có ăn.
    Chiêu mới quả cao tay. Bầy chó tranh nhau săn bắt, đem rất nhiều thỏ về, bởi chẳng con nào muốn thấy chó khác gặm xương, trong khi mình hóp bụng trương mắt ếch.

    3.

    Được một thời gian, lại có vấn đề xuất hiện. Bầy chó nhận ra: thỏ lớn khó bắt hơn thỏ bé, vậy mà bắt được bất kể thỏ lớn hay thỏ bé thì đều nhận trả công như nhau. Lúc đầu chỉ có một vài con giỏi nhận xét mới chuyên bắt thỏ nhỏ, sau cả đàn đều làm theo.

    Thợ săn hỏi:

    - Gần đây thỏ bọn bay bắt được càng ngày càng nhỏ, vì sao vậy?

    Bầy chó trả lời:

    - Thỏ lớn thỏ nhỏ không khác nhau, ai phí công đi bắt thỏ lớn đây?
    Sau một thời gian suy nghĩ, thợ săn quyết định không dùng xương để trả cho số lượng thỏ, mà dùng phương pháp đánh giá hiệu quả: cứ một thời gian lại thống kê trọng lượng thỏ của từng con săn về, từ đó trả công theo từng giai đoạn.

    Cách quản lý mới của thợ săn lập tức có tác dụng, số thỏ bầy chó săn về tăng cả số lượng lẫn chất lượng. Thợ săn rất đắc ý.

    4.

    Thế nhưng, ngày này qua ngày khác, thợ săn lại thấy số thỏ bầy chó săn về giảm rõ rệt, mà những con chó càng nhiều kinh nghiệm thì lại đem về càng ít thỏ.

    Thợ săn hỏi bầy chó. Bầy chó đáp:

    - Quãng đời đẹp nhất của bọn tôi đều là cho ông, chủ nhân. Nhưng giờ bọn tôi ngày một già. Khi không bắt được thỏ nữa, ông có còn cho tôi xương không?

    Thế là thợ săn thống kê lại toàn bộ số thỏ bắt được của từng con, tiến hành phân tích, đưa ra quy định mới về trả công: Nếu bắt được số thỏ vượt một mức nhất định, chó săn khi về già sẽ được trả số xương nhất định.

    Bầy chó vui sướng, tất cả lại lao đi săn, cố để hoàn thành nhiệm vụ ông chủ giao. Qua một thời gian, một số chú chó đã hoàn thành chỉ tiêu.

    5.

    Một thời gian sau, có một con nói:

    - Chúng tôi cố gắng thế mà chỉ được trả mấy khúc xương, mà số thỏ tôi săn được quý gấp bao nhiêu lần xương. Vì sao chúng tôi không bắt thỏ cho chính mình nhỉ?

    Thế là có mấy chú chó bỏ thợ săn, tự mình lập xưởng bắt thỏ.

    Tào Tháo nghe xong thì cười to, khen ngợi không ngớt:

    - Ha ha, sâu sắc lắm! Nhưng rốt cuộc chuyện ám chỉ gì?

    Dương Tu hỏi lại:

    - Anh cho là ám chỉ gì?

    Tào Thào nói:

    - Nghe quen lắm, nhưng không biết nói thế nào.

    Qua đó chúng ta có thể rút ra năm bước phát triển của khoa học quản lý

    LỜI BÀN

    Công ty có được tinh thần cống hiến của nhân viên hay không, vấn đề cốt yếu là có tạo điều kiện cho họ sáng tạo hay không, có cho họ cảm giác thành đạt và thực hiện được ước mơ hay không. Trả lương, thưởng, đánh giá hiệu quả, tạo điều kiện để nhân viên thực hiện kế hoạch… đều là những công cụ hữu hiệu để nhà quản lý kích thích tinh thần làm việc của nhân viên.
    Có những người mục đích làm việc không chỉ xuất phát từ tiền, mà còn từ tình yêu công việc. Trong tiềm thức, mỗi nhân viên đều hy vọng được làm và phát triển công việc mình yêu thích.
    Tạo "đất" cho nhân viên làm việc là một kỹ thuật quản lý mới. Một mặt nó giúp nhân viên hiểu rõ vị trí và phương hướng làm việc của mình trong công ty, phát huy năng lực, thỏa mãn tình yêu công việc và khát vọng thành đạt của nhân viên; mặt khác nó là cách giữ gìn và phát triển hữu hiệu nguồn lực con người, đáp ứng cả nhu cầu hiện tại và tương lai của công ty.
    Dùng kỹ thuật quản lý mới này, bạn có thể để ra được bao kế hoạch, đồng thời tạo cho nhân viên cơ hội học tập và phát triển. Khích lệ tinh thần tiến thủ của nhân viên, bạn sẽ không ngừng tăng cao hiệu suất và thực hiện mục tiêu chiến lược của công ty.

    Nguồn: http://thienvanbachkhoa.org/bbs/showthread.php?t=6480

    Học văn cho võ bất phu

    Học võ cho văn bất nhược

    Văn không võ, văn thành nhu nhược

    Võ không văn, võ hóa bạo tàn.!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn tanphuocvo1987 vì bài viết hữu ích
    admin (05/12/2012) Khongtheyeuemhon (13/12/2012) Longvigecam (11/11/2015)
  • #234232   19/12/2012

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Người bán hàng siêu đẳng (Sưu tầm từ Internet)

    Một thanh niên mới được tuyển vào bán hàng cho một siêu thị. Khi ngày làm việc đầu tiên của anh ta kết thúc, ông chủ tiến lại và hỏi anh ta:
    - Anh đã bán hàng hoá cho bao nhiêu người trong ngày đầu tiên hôm nay?
    - Thưa ông 1 người - Người bán hàng mới trả lời.
    - Cái gì, chỉ một người thôi sao - Ông chủ thốt lên bực tức - Hầu hết các nhân viên của tôi đều bán được hàng ít nhất cho 20 hoặc 30 người trong một ngày. Thế tổng số tiền thu được là bao nhiêu?
    - Dạ thưa, khoảng gần 1 triệu đô la.
    - Cái gì? 1 triệu đô la? - Ông chủ choáng váng thốt lên. - Làm sao chỉ một người mà cậu thu về được chừng ấy tiền?

    Nhân viên bán hàng mới kể lại:

    - Có một khách trung niên đến cửa hàng, tôi đã bán cho ông ta một lưỡi câu nhỏ, sau đó tôi khuyên ông ta nên mua thêm một cái lưỡi câu loại trung bình và một cái lưỡi câu loại lớn. Sau khi ông ta mua xong lưỡi câu, tôi lại khuyên ông ta nên mua thêm dây câu, loại nhỏ, loại nhỡ và loại to để câu các loại cá khác nhau. Rồi tiếp đến là cần câu cũng tương tự.

     Tôi hỏi ông ta rằng ông ta sẽ đi câu ở đâu, ông ấy trả lời rằng ông ấy sẽ đi câu ở biển. Tôi nói rằng ông ấy có lẽ nên mua một chiếc thuyền và tôi đã đưa ông ta sang khu bán thuyền và bán cho ông ta một chiếc thuyền buồm với động cơ. Sau khi mua thuyền xong, tôi hỏi tiếp ông ta dùng phương tiện gì để chở nó ra biển ông ta nói rằng chỉ có chiếc Honda Civic. Vì vậy, tôi lại đưa ông ta đến khu bán ô tô và bán cho ông ta một cái xe tải lớn để chở thuyền ra biển.

    Nghe xong, ông chủ vô cùng hài lòng với tay nhân viên mới của mình. Ông nói giọng đầy hâm mộ:
    - Wow. Ông chủ nói. - Thật kinh ngạc. Người đàn ông đến mua 1 lưỡi câu và anh đã bán được cho  ông ta 1 chiếc thuyền buồm và 1 chiếc xe tải?
    - Không. Ông ấy chỉ đến để mua băng vệ sinh cho vợ. Và tôi nói với ông ấy rằng: Trời cuối tuần thật đẹp. Vợ ông thì lại bận rồi. Có lẽ ông nên đi câu??? 

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    admin (20/12/2012) tanphuocvo1987 (20/12/2012) chinamnhi (23/08/2017)
  • #235180   24/12/2012

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


     

    Bài học kinh doanh từ 1 câu chuyện nhỏ

    Ngày xửa ngày xưa, có một ngôi làng nhỏ bé đáng yêu. Ngôi làng ấy là một chỗ ở thật tuyệt vời nhưng tiếc thay lại gặp phải một vấn đề nghiêm trọng. Khi trời không mưa, làng chẳng có một chút nước nào để dùng. Nhằm giải quyết vấn đề, các già làng quyết định gọi thầu cung cấp nguồn nước hàng ngày cho người dân. Có hai người đứng ra nhận thầu là Addy và Bill. Các già làng đều nhận ký thỏa thuận với cả hai vì các già cho rằng một sự cạnh tranh nho nhỏ giữa hai bên vừa có thể làm cho giá cả giảm xuống, lại vừa đảm bảo có đủ nước dự trữ cho cả làng.

    Addy là người to khỏe nhất làng, anh ta lập tức lên chợ mua ngay hai cái thùng và ngược xuôi chở nước từ hồ vào làng cách đó khá xa. Với hai thùng nước đó, anh ta làm việc miệt mài từ sáng sớm đến chiều muộn. Công việc thật cực nhọc nhưng Addy cảm thấy rất hạnh phúc vì đã kiếm được khá nhiều tiền.

    Còn anh chàng Bill thì biến mất một dạo. Cả làng không ai nhìn thấy anh ta trong nhiều tháng và điều đó làm Addy rất sung sướng vì không có đối thủ cạnh tranh. Thay vì đi mua ngay hai thùng nước như Addy, Bill đã đi chu du, học hỏi khắp nơi và phác thảo một kế hoạch kinh doanh chi tiết. Bill trở về và miệt mài đào đào, lắp lắp. Không ai trong làng hiểu Bill đang làm gì, còn Addy ngày ngày gánh nước qua “công trình” của Bill đều bĩu môi chế giễu:

    -  Này anh bạn Billy yếu ớt, anh đang làm cái trò gì vậy? ha ha ha….

    Bill bỏ ngoài tai những lời chế giễu và tiếp tục công việc của mình. Nhiều năm sau, sức khỏe của Addy không còn được như xưa nữa, số gánh nước mà anh ta cung cấp cũng ít dần đi. Trong khi đó công trình của Bill hoàn thành và nước được dẫn từ hồ vào hệ thống máy lọc, cung cấp tận nơi cho mỗi người dân trong làng.

    Đến một ngày, Addy đổ bệnh, chẳng thể kiếm ra một đồng, số tiền tích góp cũng dần mòn cạn kiệt. Trong lúc này, Bill đã mở rộng hệ thống cung cấp nước cho tất cả các làng bên cạnh và tiền cũng theo đó mà đổ nhiều hơn vào túi của Bill. Đến lúc này, Addy mới hiểu…

    Câu chuyện về Bill và Addy luôn nhắc nhở những người làm kinh doanh rằng:

    “Tôi sẽ đi gánh nước hay đi xây dựng một đường ống dẫn nước?”

    “Tôi sẽ lao động một cách cực nhọc hay một cách khôn ngoan?”

    Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang kiếm tiền theo cách của Addy, khi có cơ hội là làm bán sống bán chết mà chẳng xây dựng kế hoạch lâu dài, khi sức cùng lực kiệt thì vêu vao, tan tác, chồng chất nợ nần. Không biết cách xây dựng mô hình kinh doanh, không có tầm nhìn chiến lược thì sự phát triển của doanh nghiệp cũng giống như hành động gánh nước của Addy, có thể kiếm được khá nhiều tiền trong một thời gian ngắn nhưng chẳng thể tồn tại được lâu dài. Bill biết cách học tập, quan sát, có tầm nhìn và Bill hoàn toàn thoải mái về tương lai. Đó là lý do vì sao chúng ta phải luôn luôn học tập, học để thay đổi tư duy, học để biết cách xây dựng mô hình kinh doanh và học để tìm kiếm sự tự do về tài chính.

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    Longvigecam (11/11/2015) tanphuocvo1987 (22/01/2013) chinamnhi (23/08/2017)
  • #240678   21/01/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


     

    Những chiêu tuyển dụng nhân tài độc đáo

    Một thương hiệu bia nổi tiếng đang được ưa chuộng tại Việt Nam trong lần hợp tác với một đơn vị đào tạo, tuyển dụng nhân sự tại TP HCM để tuyển PG (promotion girl) bán bia, sau vòng nộp ảnh và hồ sơ, các ứng viên được lựa chọn để gọi đi phỏng vấn. Tất cả hơn 20 ứng viên được nhân viên mời vào một phòng và ngồi đợi ban tuyển dụng gọi từng người vào phỏng vấn.

    Đợi hơn hai giờ đồng hồ mà vẫn không thấy người nào được gọi đi, ứng viên thì có người ngồi buồn thiu, có người mang điện thoại ra nhắn tin, chơi game, có những nhóm lại trò chuyện rôm rả… Một lúc lâu sau, bỗng có một nhân viên thông báo, mọi người có thể về được rồi, công ty sẽ gọi điện cho những ai đạt yêu cầu để đi làm. Mọi người mắt tròn mắt dẹt nhìn nhau không hiểu tại sao.

    Thành viên happysmile của diễn đàn Học hỏi cộng đồng – thành công sự nghiệp Motibee cũng là một trong những ứng viên tại buổi tuyển dụng đó. Lúc đó, chị còn là sinh viên, khi công ty kia thông báo đến dự phỏng vấn mà không phỏng vấn gì, cũng không giải thích lý do tại sao thì chị cũng như nhiều ứng viên khác rất bực mình. Sau đó, chị không nhận được điện thoại thông báo trúng tuyển của công ty, nhưng cô bạn đi cùng chị lại trúng tuyển.

    “Sau này mình mới biết, đó cũng là 1 cách phỏng vấn để lựa chọn những ứng viên thực sự có kỹ năng giao tiếp tốt, có tính chủ động cao để có thể bán bia được. Thực ra, trong đám PG hơn 20 người, họ có cài vào đó 1 người đóng vai người tìm việc, làm nhiệm vụ quan sát những ứng viên khác xem ai là người tự tin, chủ động trò chuyện, ai là người rụt rè, thụ động. Và đó là lý do mình không được tuyển, vì hôm ấy mình đạp xe gần 1 tiếng đồng hồ đến công ty nên mệt quá, chỉ ngồi một góc, không nói chuyện với ai”, thành viên này chia sẻ.

    Lật lại các trang “sử ký” của FPT, vẫn còn đọng lại những câu chuyện hết sức thú vị về phỏng vấn tuyển dụng, thể hiện cách nhìn người vô cùng độc đáo và không máy móc của lãnh đạo công ty này.

    Nguyễn Phi Cường đến xin việc tại FSoft, anh được hẹn gặp với Giám đốc Nguyễn Thành Nam vào 8h30 phút.

    - Em ăn sáng chưa?

    - Dạ em ăn sáng rồi (Phỏng vấn xin việc thì có liên quan gì đến ăn sáng? Cường tự hỏi).

    - Anh đã ăn sáng quái đâu, thôi xuống đây ăn thêm một cái gì nữa nhé.

    Vừa nhá bánh ga tô, vị giám đốc vừa hỏi:

    - Em đã viết phần mềm gì chưa? Bằng văn phòng à? Cái đó ở đây không xài. Thế em có biết Java không? Mới học à? Chỗ bọn anh đang rất cần người giỏi về VC++. Thôi tóm lại thế này nhé, bây giờ em về học thêm tiếng Anh và VC++, khi nào thấy khá thì gọi cho anh.

    Vừa nói anh vừa móc túi đưa cho Cường chiếc name card. Gần Tết, công việc bận túi bụi, nhưng Cường cũng cố dành thời gian để học Java với VC++. Ra Giêng, Cường nhớ đến Giám đốc Nam và viết cho anh vài dòng báo cáo về tình hình học tập cái Java và VC++ “chết tiệt” kia. Ngay lập tức, Cường nhận được hồi âm của anh và có mặt tại HITC để gặp.

    - Xin chào, chú khoẻ chứ? “Ngon” rồi hả? Đầu tháng sau tới làm việc nhé!

    Thế là Cường được nhận vào làm việc tại FPT, tất nhiên ai cũng biết không phải chỉ nhờ mấy câu trả lời trên, mà có lẽ vị giám đốc đã nhìn ra được tố chất của ứng viên khi ăn sáng, trò chuyện thân mật cùng với họ. Và câu chuyện phỏng vấn xin việc tại đây luôn là một kỷ niệm thú vị mà có lẽ Cường sẽ nhớ mãi.

    Trong quá trình tuyển dụng nhân tài, vòng phỏng vấn được nhiều công ty, tập đoàn lớn coi trọng. Đây thường là vòng quyết định xem ai sẽ là người giỏi nhất, phù hợp nhất với vị trí cần tuyển. Vì vậy mà các công ty đầu tư rất nhiều chất xám để đưa ra những câu hỏi độc, bất ngờ để thử sự tư duy, trí thông minh, kỹ năng ứng xử tình huống của các ứng viên. Thậm chí có đơn vị còn mời cả chuyên gia phân tích về nhân sự dự cuộc phỏng vấn và “đối chất” với ứng viên. Những câu hỏi ấy nhiều khi hết sức “độc chiêu”, biến “kẻ thông minh một đời thành hồ đồ một phút”.

    Anh Long, hiện làm trưởng phòng marketing cho một công ty về sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng nhanh tại Hà Nội kể, khi đi phỏng vấn tại đây, lúc vừa bước vào phòng giám đốc, anh rất ngạc nhiên khi thấy vị lãnh đạo lịch lãm lại tiếp ứng viên với 1 đĩa bánh mỳ và 1 lát bơ trên bàn. Không lẽ ông đang tranh thủ ăn sáng, anh Long tự hỏi.

    Anh vừa ngồi xuống ghế, vị giám đốc liền lấy con dao phết vào bơ rồi lên tiếng hỏi: “Theo anh, nếu tôi phi con dao này xuống đất thì mặt nào sẽ tiếp xúc với đất, mặt dính bơ hay không dính bơ?”. Quá bất ngờ với câu hỏi có vẻ ngoài lề này, nhưng anh Long vẫn phản ứng kịp thời: “Thưa anh, mặt không có bơ”. “Vì sao?”. “Vì mặt không có bơ mà tiếp xúc với đất thì khi cầm con dao lên, trông nó sẽ sạch hơn là cho mặt có bơ tiếp xúc với đất, vì bơ là chất dính nên nếu tiếp xúc đất sẽ rất bẩn. Do vậy, tôi sẽ phi dao thế nào để mặt không có bơ tiếp đất”.

    Và sau một loạt câu hỏi gây bất ngờ tương tự khác, anh Long đã được vị giám đốc này nhận vào vị trí trưởng phòng marketing. Anh Long nghiệm ra rằng, với những kiểu câu hỏi này, không có đáp án đúng sai, quan trọng là mình đưa ra được ý kiến của mình và có những lý lẽ hay bảo vệ cho ý kiến ấy. Những câu hỏi trên cũng gợi lên được sự sáng tạo, phản ứng nhanh nhạy, tư duy kết nối, logic…, những yếu tố rất cần thiết của một người làm marketing, quảng cáo.

    Có lẽ nhiều người còn nhớ mẫu đăng thông tin quảng cáo tuyển dụng nhân sự gây sốc của nhà tuyển dụng LawSoft (Thư viện Pháp luật) hồi cuối năm ngoái, trên trang vietnamwork và nhiều website khác. Mẫu tin này đưa ra 12 tiêu chí cho vị trí trợ lý phụ trách nhân sự và đối nội hỗ trợ cho Giám đốc. Các tiêu chí này được liệt kê ra như một bài thơ ngũ tuyệt: Có trí nhớ hơn người; Nghe nói qua là hiểu; Diễn đạt ngắn dễ hiểu; Viết ít từ, rõ nghĩa; Kiến thức xã hội rộng; Không vị tình, vụ lợi; Không mị dưới, dối trên; Không quên công, quên phạt; Lòng luôn đắc nhân tâm; Sẵn sàng thiệt phần mình. Đặc biệt phải kể đến 2 tiêu chí cuối cùng: Không được là phật sống và uống tệ cũng 7 chai.

    Mẫu tin đăng còn giải thích cho tiêu chí lạ đời này: “Đạt từ yếu tố 1 – 5 là nhân tài; Từ 6 – 10 là hiền nhân. Nếu đạt tất cả, có thể nói là Thánh Sống. Còn yếu tố 11 thì phủ định lại. Nghĩa là có thể ăn thịt uống bia được. Thấy có lý nên mình thêm vào nội dung này để làm rõ là công ty không tuyển Phật Sống hay Thánh Sống”.

    Nhiều người đùa vui rằng, đúng là một mẫu tin rất dí dỏm nhưng lại có thể chọn được hiền tài. Ai mà tự thấy mình đáp ứng được đủ các tiêu chí trên thì có lẽ công ty không cần phải tốn thời gian phỏng vấn nữa.

    Tuyển dụng nhân sự là một trong những công tác rất quan trọng của doanh nghiệp. Vì nguồn lực con người là nguồn lực quyết định đến sự thành công, nên doanh nghiệp thường tuyển dụng khắt khe để có được những ứng viên tốt nhất. Tuy nhiên, chiêu mộ nhân tài chỉ có thể khi người tuyển dụng cũng là một nhân tài trong cách nhìn người trên tổng thể các phương diện.

    Theo Đông Nhiên - Báo Đất Việt

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    chinamnhi (23/08/2017)
  • #264307   26/05/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Kiếm 180 tỷ đồng trong vòng 1 tuần

    Lời của Khongtheyeuemhon: Nick Vujicic sẽ rời Việt Nam trong ngày 26/5/2013 nhưng những gì anh để lại Việt Nam thì vẫn còn rất nhiều tranh luận sau đó. Và câu chuyện về việc ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch tập đoàn Tôn Hoa Sen, đơn vị tài trợ 36 tỷ đồng cho Nick đến Việt Nam đã thu về 180 tỷ đồng nhờ cổ phiếu có phải là 1 bài học kinh doanh cho các doanh nhân? Trong khi thị trường chứng khoán đang giảm sút thê thảm thì việc kiếm 180 tỷ đồng trong vòng 1 tuần nhờ sự tăng giá của cổ phiếu của ông Lê Phước Vũ có phải là 1 điều kỳ diệu? Tự sự của ông Lê Phước Vũ:

    Khởi nghiệp đúng đắn

    Tôi sinh ra trong gia đình nghèo, và vì nghèo nên có ý chí và khát khao vươn lên. Tuy vậy, khi kinh doanh tôi tuyệt đối không dùng kỹ xảo, thủ đoạn, bởi tôi tin khởi nghiệp xuất phát từ tinh thần đúng sẽ tạo nên phong cách chuẩn mực, tạo được niềm tin nơi người khác.

    Năm 1994, tôi mới ra làm ăn và mãi đến năm 2001 mới chính thức lập công ty. Khởi đầu, Hoa Sen xây dựng hệ thống phân phối chi tiết..., nhưng bước vào cuộc mới biết phải chấp nhận bán “thiếu”, bán gối đầu thì sản phẩm mới ra được thị trường.

    Như vậy cũng có nghĩa rủi ro mất vốn là rất cao. Do đó, tôi đặt ra tiêu chí trung thực cho mình: phải kinh doanh đúng thì mới mong đối tác cũng đúng. Cái tâm cũng có những tần số tương ứng, sẽ giúp mình nhìn ra tâm của người cộng sự, chọn đúng người mà kết hợp.

    Thế nên, trong chọn lựa đối tác, tôi nhìn người bằng trực giác. Và càng trải nghiệm nhiều, trực giác càng chính xác.

    Trong khởi nghiệp, việc hình thành đội ngũ là rất quan trọng. Ai cũng đòi hỏi sự hoàn hảo, nhưng thực tế không có ai là người hoàn hảo. Giải pháp tốt nhất là lựa chọn người phù hợp nhất với đòi hỏi của công việc.

    Cũng cần lưu ý với các bạn trẻ rằng, muốn thành công trong khởi nghiệp, tìm được đội ngũ trung thực thì bản thân mình cũng phải trung thực.

    Quay trở lại định nghĩa ban đầu, rõ ràng vẫn cần xây dựng cho mình một cái tâm trong sáng trước khi bước vào chốn thương trường. Vì xuất phát không đúng cũng rất khó trở lại bước khởi đầu.

    Xem lại mục đích kinh doanh

    Có sự chuẩn bị tốt đã khó, duy trì phong độ và trung thành với con đường kinh doanh của mình còn khó hơn. Từ 1 triệu đồng ban đầu, đến nay số vốn đã tăng lên hơn 10.000 tỷ đồng, tôi vẫn giữ vững tay lái của mình.

    Trong quá trình kinh doanh, người trẻ nên tự hỏi xem tiền bạc là mục tiêu hay phương tiện? Nếu xem tiền bạc là mục tiêu, người trẻ sẽ dễ bất chấp phương tiện. Thực chất, người làm kinh tế là người mang lợi ích đến cho cộng đồng.

    Thực tế, doanh nhân Việt Nam chịu rất nhiều áp lực. Các nước khác đều đã hoàn thiện về mặt chuẩn mực, nhân lực cũng có chất lượng cao, làm kinh tế do vậy cũng nhiều thuận lợi.

    Ví von như một huấn luyện viên của một đội bóng nhiều cầu thủ giỏi và nề nếp, công tác huấn luyện rất dễ dàng. Doanh nhân Việt Nam không được như vậy, chúng tôi vừa phải học, vừa phải mày mò, thay đổi... cho kịp với chính sách.

    Tuy nhiên, khó khăn cũng chính là cơ hội, bởi khi trật tự đã được xác lập thì rất khó để khởi nghiệp. Ở Việt Nam, rõ ràng còn nhiều cơ hội dành cho người biết nhìn ra cơ hội.

    Đặc biệt, khó khăn hiện tại cũng là giai đoạn tốt nhất cho những người khởi nghiệp tham gia thương trường. Tuy nhiên, cũng đừng quá ảo tưởng, mà phải biết dấn thân.

    Trực giác đi liền với kiến thức

    Với những doanh nghiệp lâu năm, trong bối cảnh này đều phải cố gắng tự điều chỉnh. Có như vậy cơ hội mới có thể mở ra. Hẳn các bạn trẻ sẽ thắc mắc, làm thế nào để doanh nhân có thể nhận biết cơ hội mà nắm bắt kịp thời. Câu trả lời rất đơn giản: bằng trực giác.

    Do đó, không nên nhìn sự việc qua hiện tượng, mà nên xem xét bản chất của sự việc. Và trực giác tốt luôn đi kèm với kiến thức. Tôi có đọc được kết quả một cuộc khảo sát của Đại học Harvard về trực giác, trong đó 20 CEO cùng đưa ra phán đoán về những vấn đề khác nhau, nhưng với những vấn đề họ có kiến thức thì kết quả tốt hơn hẳn.

    Tóm lại, công việc sẽ giúp doanh nhân trưởng thành và khi đã có quá trình rèn luyện, sẽ không còn cần đến “chiêu thức”. Doanh nhân phải ra quyết định liên tục, phải đối mặt liên tục, có khi còn thất bại liên tục... Mấy ai trong cuộc chơi chứng khoán biết dừng đúng lúc? Thất bại, lỗ... là học phí mà họ phải trả.

    Năm 2006 chứng khoán Việt Nam tăng vọt. Các đại gia chứng khoán phấn khởi, mọi người lao theo thị trường này. Tôi không được học về tài chính, không biết gì về thị trường này nhưng cũng tham gia.

    Đến năm 2008, Hoa Sen hạch toán kinh doanh lỗ. Tôi cảm thấy bế tắc và lo lắng lắm. Đối mặt với thử thách liên tục.

    Giá thép sụt đến 2/3, chi phí đầu tư, sản xuất lại rất lớn. Ngành thép giảm sản lượng, Hoa Sen đứng trước nguy cơ phá sản. Lúc đó, trực giác mách bảo tôi quyết định bán tháo hàng, thúc đẩy hệ thống phân phối bằng nhiều chính sách.

    Nhờ những nỗ lực đó, năm 2008, công ty lãi trên 1.000 tỷ đồng. Cũng trong năm 2008, tuy còn khó khăn, nhưng tôi vẫn quyết định đầu tư xây dựng nhà máy Hoa Sen Phú Mỹ với vốn 2.000 tỷ đồng.

    Đến năm 2010, nhà máy có sản phẩm, chúng tôi nhanh chóng xuất khẩu, nhờ vậy đã thoát khỏi khó khăn.

    Bản chất kinh doanh là sự liền mạch của dòng tiền. Doanh thu năm 2011 của Hoa Sen là hơn 8.000 tỷ đồng. Năm 2012, hy vọng Hoa Sen sẽ cán mức 10.000 tỷ đồng.

    Tôi luôn tin, thành công lớn chỉ có ở một vài thời điểm lịch sử. Đảm bảo dòng tiền tốt sẽ thành công. Bốn năm qua, nhiều đêm tôi thức trắng vì lo, nhưng thật may là có 3.000 nhân viên cùng lo với tôi. Chính điều này đã giúp tôi mạnh dạn dấn thân hơn và tin rằng, cứ làm hết sức mình ắt sẽ có kết quả tốt.

    Và sự kiện Nick Vujicic đến Việt Nam

    Tập đoàn Hoa Sen của phật tử Lê Phước Vũ được biết đến là tài trợ chính của sự kiện chàng trai khuyết tật Nick Vujicic đến Việt Nam. Chi phí dành cho chuỗi sự kiện này khoảng 30 tỷ đồng, một số tiền không nhỏ. Tuy nhiên, những lợi ích trực tiếp và gián tiếp mang lại thì dường như lớn hơn số tiền bỏ ra nhiều lần.

    Hoa Sen là doanh nghiệp thống trị thị trường tôn mạ ở Việt Nam với hơn 40% thị phần năm 2012. Hoa Sen cũng là một trong số ít doanh nghiệp ngành thép có kết quả kinh doanh ấn tượng nhất ở thời điểm này. Đặt kế hoạch kinh doanh cả năm là 400 tỷ đồng nhưng chỉ qua 7 tháng đầu của niên độ tài chính, Hoa Sen đã đạt 450 tỷ.

    Doanh thu hơn chục nghìn tỷ, lợi nhuận vài trăm tỷ, rõ ràng chi ra khoản tiền 30 tỷ không bõ bèn gì với Hoa Sen, hơn nữa, hình ảnh của công ty lại hiện diện ở khắp mọi nơi.

    Ngày 22/5, Nick Vujicic đến Việt Nam thì hai ngày 23 và 24, cổ phiếu HSG của Hoa Sen đột ngột tăng mạnh với mức tăng tổng cộng là 9,3%. Việc tăng là do trùng hợp ngẫu nhiên với đà tăng của HSG hay là có tác động sự kiện này có lẽ khó có thể rạch ròi được.

    Tuy nhiên, sau 2 ngày Nick ở Việt nam thì giá trị thị trường của Hoa Sen cũng đã tăng thêm gần 400 tỷ đồng. Là cổ đông lớn nhất của Hoa Sen, giá trị cổ phiếu của ông Vũ tăng thêm hơn 180 tỷ đồng lên 2.122 tỷ đồng, tương đương hơn 100 triệu USD.

    Tính từ đầu năm 2012, giá trị tài sản của ông Vũ đã tăng thêm 1.300 tỷ đồng (tăng 160%), vượt qua 2 đại gia ngân hàng Hồ Hùng Anh và Hà Văn Thắm để đứng ở vị trí thứ 6 trong top những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, ông Vũ cũng “đút túi” hơn 80 tỷ đồng cổ tức.

    Hoa Sen đã và đang có những khoản tài trợ bóng đá Việt Nam. Kết quả kinh doanh tốt, cổ phiếu tăng khủng và một chiến dịch quảng bá công ty không thể tuyệt hơn, năm 2013 dường như là năm mĩ mãn đối với ông Lê Phước Vũ.

    Tổng hợp từ các bài viết trên cafebiz.vn

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    admin (27/05/2013)
  • #267687   07/06/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    10 lỗi chính tả đắt nhất mọi thời đại

    1. Dấu gạch nối - 80 triệu USD

    Thực tế thì dấu gạch nối chẳng mấy khi quan trọng, song trong trường hợp của NASA với dự án tàu thăm dò liên hành tinh Mariner 1, cái giá là 80 triệu USD. Số là việc thiếu sót duy nhất một dấu gạch nối trong đoạn mã thiết lập tốc độ và quỹ đạo đã khiến con tàu này phát nổ ngay khi rời mặt đất được vài phút. Sau đó, nó nhanh chóng được xem là dấu gạch nối đắt nhất trong lịch sử.

     

    2. Chữ P trên chai rượu Allsopp's Arctic Ale - 502.996 USD

    Một người bán hàng cẩu thả trên eBay (hoặc do thiếu thông tin) đã không biết chai bia 150 tuổi Allsopp's Arctic Ale của mình có giá tới nửa triệu USD, thay vì chỉ 304 USD như chai Allsop’s Arctic Ale thông thường (ít hơn 1 chữ "P"). Kết quả là một nhà sưu tập đã kiếm được món hời lớn chỉ nhờ sự tinh mắt sau khi bán sang tay chai bia với giá 503.300 USD. 

     

    3. Trích thiếu kinh thánh - 4.590 USD

    Năm 1631, một nhà xuất bản có tên Baker Book House ở London đã sơ sót khi in thiếu 10 điều răn trong kinh thánh, và điều thứ 7 trở thành: "Ngươi phải ngoại tình" (Thou shalt commit adultery”). Kết quả là nhà xuất bản này bị phạt 3.000 bảng Anh, con số khổng lồ thời bấy giờ.

     

    4. Mì ống phân biệt chủng tộc - 20.000 USD

    7.000 cuốn sách The Pasta Bible đã bị tiêu hủy ở một nhà xuất bản tại Úc năm 2010, lý do là nó đã in dòng hướng dẫn nấu món ăn với "muối và người da đen tươi". May mắn là nhà xuất bản này không bị phạt nặng song thiệt hại 20.000 USD cũng không dễ chịu chút nào. 

    5. Vụ mua nhầm cổ phiếu của Juan Pablo Davila - 175 triệu USD

    Khi thương mại điện tử vẫn còn rất mới mẻ năm 1994 ở Chile, Juan Pablo Davila - giám đốc một công ty quốc doanh có tên là Codelco đã mắc phải sai lầm chết người khi mua về số cổ phiếu mà ông này đang định bán đi. Khi nhận ra điều này, Davila đã liên tục đặt lệnh bán song đến cuối ngày, thiệt hại cho công ty đã lên tới 175 triệu USD. Sau đó, dĩ nhiên là Davila đã bị sa thải, còn Codelco khởi kiện công ty giao dịch vì đã cho phép giám đốc của mình tiến hành mua bán chưa được phép, song họ chỉ nhận về 25 triệu USD tiền dàn xếp.

     

    6. Vụ bán cổ phiếu của công ty chứng khoán Mizuho - 340 triệu USD

    Một câu chuyện hy hữu tại Nhật Bản năm 2005 khi công ty chứng khoán Mizuho đưa vào danh mục chào bán của một công ty có tên J-Com với giá 610.000 Yên mỗi cổ phiếu. Chưa đầy 1 năm sau, một giao dịch viên đã bán 610.000 cổ phiếu của công ty này với giá mỗi cổ phiếu 1 Yên. Kết quả là thiệt hại 340 triệu USD đã không thể được vãn hồi.

     

    7. In nhầm phiếu trúng thưởng của đại lý xe hơi - 50 triệu USD (hoặc 250.000 USD tại Wal Mart)

    Tại New Mexico năm 2007, một đại lý xe hơi đã có kế hoạch quảng cáo tuyệt vời khi tung ra 50.000 phiếu cào trúng thưởng và người chiến thắng sẽ nhận được 1.000 USD tiền mặt. Thế nhưng sai sót của bên tiếp thị đã biến cả 50.000 phiếu này đều trở thành trúng thưởng, dẫn đến số tiền phải trả là 50 triệu USD. Do không thể trả nổi con số này, đại lý đã buộc phải sử dụng phương án thay thế khác khi tặng mỗi người tham gia một tấm phiếu mua hàng trị giá 5 USD tại Wal Mart.

     

    8. Lỗi đánh máy tại Sở giáo dục New York - 1,4 triệu USD

    Con người và máy tính không phải lúc nào cũng hợp tác tốt với nhau, bằng chứng là năm 2006, William Thompson ở New York thừa nhận rằng do đánh thêm một ký tự, phần mềm kế toán đã hiểu sai và dẫn đến sở giáo dục ở đây phải chi gấp đôi số tiền vận chuyển (2,8 triệu USD thay vì 1,4 triệu USD ban đầu).

     

    9. Lỗi đánh máy của Sở giao thông New York - 500.000 USD

     Không chịu thua kém, mới tháng vừa rồi, Sở giao thông New York đã phải thu hồi 160.000 bản đồ và áp phích khi ghi giá vé là 4,5 USD (bằng với giá cũ thay vì giá mới là 5,0 USD). Dĩ nhiên là giới chức không thể làm khác ngoài việc thu hồi số áp phích trên vì lượng người đi tàu mỗi ngày ở đây là vô cùng khổng lồ.

     

    10. Du lịch "khiêu dâm" - (10 triệu USD và 230 USD mỗi tháng)

    Công ty du lịch Banner Travel Services tại California trong nỗ lực quảng bá hình ảnh của mình đã đăng thông tin về dịch vụ trên tập Trang vàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, lỗi đánh máy đã biến dòng quảng cáo "exotic destinations" (những điểm đến lạ kỳ) thành "erotic destinations" (những điểm đến khiêu dâm). Kết quả là công ty in bị kiện 10 triệu USD, cho dù họ đã đưa ra lời xin lỗi và không thu phí hàng tháng 230 USD.

    Theo Mentalfloss/ Infonet

    Cập nhật bởi Khongtheyeuemhon ngày 07/06/2013 04:34:19 CH

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #271766   25/06/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Ly cà phê đắng - Tonkin

    Tonkin Coffee đã tự pha cho mình ly cà phê đắng ngắt qua việc vội vã nhân rộng chuỗi quán cà phê bán kèm đồ ăn và vay nợ quá nhiều.

    Ít khi nào các tín đồ cà phê ở Hà Nội lại được phen xôn xao bàn tán như những ngày đầu tháng 3 vừa rồi. “Ngồi số 4″ với không ít giới trẻ Thủ đô đã trở thành câu cửa miệng mỗi buổi sáng và quán cà phê Tonkin “số 4″ Lý Thường Kiệt đã là điểm hẹn ưa thích từ nhiều năm nay của họ.

    Vậy mà anh Vũ, một tín đồ của “số 4″, rất bất ngờ khi đến quán cà phê ruột một buổi sáng hửng nắng đầu tháng 3, nhưng quán đóng cửa. Không có thông báo.

    Chạy qua các quán Tonkin khác trong cùng chuỗi tại số 39A Lý Thường Kiệt, 36 Quang Trung và 33 Lê Đại Hành, anh Vũ còn “choáng” hơn khi tất cả đều không một bóng người. Nằm chình ình trước cửa quán là những chiếc xe ba bánh.

    Chiều ngày 5/3, theo quan sát của phóng viên, chỉ có quán lớn nhất trong hệ thống Tonkin Coffee tại 12A Hai Bà Trưng là phục vụ bình thường. Sự việc này khiến diễn đàn trên mạng Otofun mở hẳn một chủ đề bình luận. Google Search cho ra 36.400 kết quả với từ khóa “Chuỗi quán cà phê Tonkin đóng cửa”.

    Đến 6/3, các quán trên mới trở lại hoạt động. Điều gì đã xảy ra?

    Chiếc bẫy: mở rộng chuỗi
    Công ty TNHH Trà và Cà phê Bắc Bộ – chủ sở hữu thương hiệu và chuỗi quán Tonkin Coffee – được thành lập năm 1997. Công ty có vốn điều lệ 5 tỷ đồng, trong đó bà Nga làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, nắm giữ 80% cổ phần và ông Bùi Ngọc Hà, Phó Giám đốc (chồng bà Nga) nắm 20% cổ phần còn lại.

    Xuất phát điểm là một quán cà phê nhỏ hoạt động theo mô hình gia đình, dần dà nhờ cà phê khá đậm đà, quán được bài trí khá tinh tế, có “gout” riêng, nên vào thời hoàng kim của mình, Tonkin Coffee đã nhân rộng lên tới 8 quán. Đó là các địa điểm số 4, 39A và 87 Lý Thường Kiệt, 8 xóm Hà Hồi, 1 và 12A Hai Bà Trưng, 33 Lê Đại Hành và 36 Quang Trung.

    Ông Hà, trong cuộc nói chuyện với chúng tôi tự nhận ông là người gây dựng thương hiệu công ty, chịu trách nhiệm về quy trình pha chế, rang xay cà phê. Hồi đầu Tonkin rang xay cà phê sống tại chỗ, nhưng sau này đã chuyển sang sử dụng cà phê pha sẵn vì khách ngày một đông.

    Cà phê rang xay Tonkin được đóng trong những bao bì khá bắt mắt và bày bán trong một số siêu thị ở Hà Nội, ví dụ Intimex Hồ Gươm, bên cạnh những ly cà phê bán trong các quán thuộc chuỗi Tonkin.

    Theo ông Bùi Ngọc Hà, ước tính giá trị thương hiệu Tonkin Coffee có giá khoảng 1 triệu USD, vì vào năm 2003 đã từng có công ty của Pháp tiến hành định giá thương hiệu Tonkin Coffee với giá này.

    Thế nhưng, “vị đắng” trong ly cà phê Tonkin bắt đầu tăng lên khoảng từ cuối năm 2012, thay cho “vị ngọt” trước đó. Theo tiết lộ từ một nguồn tin, Công ty TNHH Trà và Cà phê Bắc Bộ đã đóng cửa các quán cà phê của họ tại số 8 xóm Hà Hồi và 87 Lý Thường Kiệt.

    Cũng theo nguồn tin này, sau khi ngừng hoạt động mấy ngày, đến nay quán 87 Lý Thường Kiệt đã mở cửa lại, nhưng có khả năng đã đổi chủ. (Tuy nhiên, thông tin này chưa được kiểm chứng). Ngoài ra, quán Tonkin ở số 1 Hai Bà Trưng, vốn tọa lạc ở vị trí rất đẹp (nhìn sang khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội, kế Nhà Hát Lớn) đã bị chủ nhà đòi lại mặt bằng.

    Hiện tại, hệ thống Tonkin Coffee đã thu hẹp chuỗi quán xuống chỉ còn 5. Đó là quán 39A Lý Thường Kiệt, 4 Lý Thường Kiệt, 33 Lê Đại Hành, 12A Hai Bà Trưng (gần Tràng Tiền Plaza) và 36 Quang Trung.

    Một trong những nguyên nhân chính khiến chuỗi quán cà phê có thương hiệu tốt ở Hà Nội (trước khi Highlands Coffee xuất hiện) lâm cảnh nguy khốn, là do chủ sở hữu mở rộng chuỗi quá nhanh trong thời gian ngắn.

    Bẫy tăng trưởng được ngụy trang bằng sự đông khách của các quán nhỏ, tận dụng vỉa hè và được quản lý khá đơn giản đã sập xuống đầu Tonkin. Sai lầm đầu tiên là do họ vội vã phát triển thêm các cửa hàng mới tại 36 Quang Trung và 12A Hai Bà Trưng.

    Khác với các quán đã và đang hoạt động tốt từ trước, hai quán mới đều tọa lạc ở mặt phố trung tâm Hà Nội, cùng có diện tích mặt bằng lớn vốn là hai tòa biệt thự kiểu Pháp được thuê lại. Một nguồn tin phỏng đoán, tính gộp tổng số vốn đầu tư cho riêng quán Tonkin 12A Hai Bà Trưng đã ngốn của ông bà chủ tới cả chục tỷ đồng, bao gồm tiền thuê mặt bằng trong vài năm cộng với tiền sửa chữa thiết kế lại căn biệt thự hai tầng này.

    Sai lầm thứ hai đến từ tham vọng bán kèm đồ ăn ở các quán Tonkin ngoài đồ uống truyền thống như: cà phê các loại, trà, nước hoa quả, sinh tố, cacao… Bộ máy nhân sự và hệ thống quản lý của Tonkin bị hụt hơi so với tốc độ mở rộng chuỗi.

    Một quán cà phê thuần túy ở Hà Nội như Tonkin thì việc bán thêm đồ ăn, dù là đồ ăn nhanh hay ăn sáng, nhưng phục vụ trong một không gian cà phê kiêm nhà hàng cao cấp hơn (quán 12A Hai Bà Trưng) trong khi nguồn lực hạn chế (trình độ quản lý, sự chuyên nghiệp của nhân viên, tay nghề đầu bếp, dòng tiền) là một thách thức cực lớn.

    Một trong các hệ quả: vừa qua Tonkin đã phải tuyển dụng mới gần như toàn bộ nhân viên phục vụ tại Tonkin 12A Hai Bà Trưng do số nhân viên cũ đã nghỉ việc. Cần nói thêm, thái độ phục vụ của nhân viên nhiều quán Tonkin kém và vị cà phê cũng nhạt bớt so với trước.

    Trong kinh doanh, đây là bài học kinh điển về lựa chọn chiến lược giữa mô hình tập trung và không tập trung. Người khổng lồ Coca-Cola trong quá khứ đã từng đánh mất sự tập trung bởi lấn sân sang lĩnh vực phim ảnh khi mua lại hãng phim Columbia Pictures năm 1982. Bị thua lỗ, Coca-Cola đã phải bán hãng phim cho Sony năm 1989 và ngày nay chỉ còn tập trung vào nước giải khát.

    Chiếc bẫy: Vốn vay
    Khi pha chế một ly cà phê cho khách, các nhà pha chế của Tonkin Coffee phải tính kỹ liều lượng để làm sao cà phê không quá ngọt, nhưng cũng không quá đắng. Trên thương trường, người chủ của Tonkin có vẻ quên mất nguyên tắc này.

    Sai lầm lớn nhất của họ là đi vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau để mở rộng chuỗi trong một thời gian ngắn. Không có con số chính xác, nhưng căn cứ vào số vốn đầu tư bỏ vào các quán mới thì số nợ của Tonkin không hề nhỏ.

    Ông Hà tiết lộ với phóng viên, tổng chi phí thuê các mặt bằng kinh doanh hiện nay của chuỗi quán Tonkin là khoảng 1 tỷ đồng/tháng.

    Chi phí nguyên liệu và hoạt động của các quán (trước khi mở rộng) khoảng 700-800 triệu đồng/tháng, còn tổng doanh thu của toàn hệ thống đạt 2,5 tỷ đồng/tháng.

    Như vậy có thể tạm suy luận, mỗi tháng hệ thống này mang lại mức lợi nhuận khá cao cho chủ đầu tư. Số tiền này còn phải trích một phần để trả lương cho nhân viên, nhưng chắc chắn số lãi còn lại vẫn lớn.

    Sở dĩ Tonkin lao đao bởi họ phát triển quá nóng, dẫn đến nguồn lực bị dàn trải và bị áp lực lớn bởi gánh nặng nợ nần. Thêm vào đó, có nguồn tin không chính thức cho rằng, chủ Tonkin còn mang tiền đi đầu tư bất động sản, trong đó có khả năng sử dụng cả nguồn vốn vay lãi suất cao bên ngoài. Nếu đúng vậy, đây có thể là lý do khiến các quán Tonkin bị phong tỏa bởi lực lượng xe ba bánh vừa qua?

    Theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường Mintel (Anh) về thị trường cà phê tại Việt Nam và các nước châu Á, Việt Nam là nước hàng đầu về cà phê “đích thực”, điển hình là cà phê xay hay cà phê nguyên hạt, ước tính chiếm khoảng 23% tất cả các sản phẩm mới trong cùng phân khúc được đưa ra thị trường tại châu Á trong vòng hai năm vừa qua.

    Con số này cao gấp bốn lần so với quá trình phát triển sản phẩm mới ở Trung Quốc (ước khoảng 6%) trong cùng kỳ. Thông cáo từ Mintel chỉ ra, thị trường bán lẻ cà phê Việt Nam đã đạt 127,33 triệu USD trong năm 2008, tăng lên 287,34 triệu USD năm 2012 và dự đoán tăng lên 573,75 triệu USD vào năm 2016.

    Về lượng tiêu thụ cà phê bình quân một đầu người một năm, Việt Nam đứng thứ tư trong số năm nước đứng đầu châu Á, với mức 1,15 kg. Dẫn đầu là Nhật Bản 2,90 kg và Hàn Quốc 2,42 kg.

    Nếu kiên trì với ngành kinh doanh cốt lõi là cà phê và các loại thức uống, Tonkin Coffee hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội to lớn từ tiềm năng của thị trường trong nước – nơi họ chưa chinh phục thành phố lớn nhất nước là TP.HCM.

    Tiếc rằng họ đã tự “pha” cho mình ly cà phê đắng ngắt qua việc vội vã nhân rộng chuỗi quán cà phê bán kèm đồ ăn và vay nợ quá nhiều. Đối mặt tin đồn vỡ nợ, phải bán cổ phần công ty hoặc thương hiệu, không hiểu người sáng lập chuỗi quán cà phê này có nhớ ly cà phê ngọt ngào khi xưa?

    Nguồn: Doanh nhân

    Lời bình: Khi cơ hội và lợi nhuận đến đừng quá hăm hở chạy theo số lượng và thời cuộc, đôi khi bạn đánh mất đi bản sắc, tiếng tăm mà mình đã gầy công tạo dựng bởi sự phát triển ồ ạt về số lượng chi nhánh luôn tỷ lệ nghịch với chất lượng phục vụ. Bạn sẽ không thể nào quán xuyến, quản lý được hết. Chưa kể bạn không lượng sức nghĩ rằng mình có thể bơi vượt biển lớn, khi đuối sức bạn sẽ chết giữa dòng. Kinh doanh quan trọng thời cơ và thời điểm nhưng "phát triển bền vững" cũng là 1 trong những mục tiêu kinh doanh kinh điển của những tập đoàn, công ty lớn. 

     

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #275210   14/07/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Đãi vàng hay bán nước?

    Giữa thế kỷ XIX, thông tin phát hiện ra mỏ vàng được truyền đi từ bang California nước Mỹ. Rất nhiều người coi đây là cơ hội làm giàu nên lũ lượt kéo đến California. Chàng nông dân Amor 17 tuổi cũng trở thành một thành viên trong đội ngũ đãi vàng đông đảo này. Cũng như mọi người, anh trải qua rất nhiều gian lao và vất vả để đến được bang California.

    Giấc mơ đãi vàng quả thật rất đẹp và ngày càng nhiều người kéo đến đây. Tuy nhiên, vàng thì không như mong đợi của họ, ngày càng khó kiếm. Không những vàng khó kiếm mà cả cuộc sống cũng ngày một khó khăn. Khí hậu địa phương khô khan, nguồn nước thiếu trầm trọng, rất nhiều người đãi vàng bất hạnh không những không thực hiện được giấc mơ làm giàu, trái lại còn phải chôn thây nơi đây.

    Sau một thời gian cố gắng, cũng như phần đông người khác, Amor không những không tìm thấy vàng mà còn bị cái đói giày vò. Một hôm, nhìn chút nước cuối cùng trong túi nước, nghe những người xung quanh than thiếu nước, Amor chợt nảy ra ý nghĩ: hy vọng đãi được vàng quá xa vời, chi bằng bán nước thì hơn. Thế nên, Amor từ bỏ mộng tìm vàng, biến công cụ đào vàng thành công cụ đào kênh dẫn nước từ nơi xa vào hồ chứa nước, dùng cát mịn lọc thành nước uống trong mát. Sau đó, anh đổ nước vào thùng, gánh đến các bãi đãi vàng bán từng vò cho những người sống ở đó. Khi có người chê cười Amor, nói rằng anh không có chí lớn: "Bao nhiêu vất vả đến Cali, không đào vàng để làm giàu lại đi buôn bán kiếm chút lợi nhuận nhỏ, buôn bán như vậy ở đâu chẳng được, việc gì phải đến tận đây?"

    Amor không quan tâm, không hề dao động, tiếp tục công việc bán nước. Ở đâu có cơ hội buôn bán tốt đến thế chứ? Bán nước hầu như không cần vốn. Ở đâu có thị trường tốt đến thế? Nhiều người khát khô cổ đang đợi nước của anh. Kết quả là những người tìm vàng tay không trở về, còn Amor thì lại kiếm được một số tiền khá lớn chỉ trong thời gian ngắn nhờ bán nước.

    Retype from a book

    Bài học kinh doanh: Kinh doan không nên chạy theo số đông vì số đông chưa hẳn là hay. Khi nhà nhà kinh doanh, người người đều kinh doanh 1 mặt hàng thì thị phần chắc chắn sẽ bị thu hẹp lại và cạnh tranh rất khốc liệt. Khi đó, một mình 1 loại hàng hóa có khi lại trở nên phát đạt. Trong bất kỳ tình huống nào, người kinh doanh tài ba với đầu óc nhạy bén sẽ thấy được cơ hội kiếm tiền. Hầu như họ rất nhạy cảm với việc làm giàu và kiên trì theo đuổi mục đích đó. Còn những thương nhân kém tài thì nhạy bén với cơ hội rất ít, tham gia chậm chạp và đôi khi của cải vuột khỏi tay dần dần mà cũng không hề hay biết..

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #304013   25/12/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Bài học từ một vụ cướp Ngân hàng
     
    Trong vụ cướp nhà băng được cho là ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, một tên cướp hét lên: "Tất cả đứng im, nên nhớ tiền thuộc về Nhà nước, còn mạng sống thuộc về chúng mày!"
    Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống.
    Điều này được gọi là: "Cách thức khai tâm - Thay đổi những suy nghĩ ăn theo lối mòn"

     
     
    Có cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp gằn giọng:
    "Hãy cư xử đúng mực, chúng tao là cướp chứ không phải là những kẻ hiếp dâm!"
    Điều này được gọi là "Hành xử chuyên nghiệp - Chỉ tập trung vào công việc mà bạn có chuyên môn và đã được huấn luyện"

    Trong băng cướp, một tên cướp trẻ (có bằng MBA) nói với tên cướp già hơn (mới học hết lớp 9 bổ túc):
    - "Đại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu?".
    Tên cướp già chửi ngay:
    - "Mày ngu lắm, bao nhiêu là tiền, đếm thế nào được? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu!"
    Điều này được gọi là: "Kinh nghiệm - Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn giấy tờ, sách vở".

    Sau khi băng cướp rời khỏi, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng liền lấy điện thoại định gọi báo cảnh sát. Viên kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ông này:
    "Đợi đã, hãy báo luôn 5 triệu chúng ta đã biển thủ vào trong luôn trong số tiền bị băng cướp lấy mất!"
    Điều này được gọi là: "Bơi theo dòng nước - Chuyển đổi những tình huống bất lợi trở thành thuận lợi"
     

    Tay Giám đốc nghe xong tự nhủ: "Thật là tuyệt nếu cứ mỗi tháng mình lại có một vụ cướp!"
    Điều này được gọi là: "Hãy loại bỏ những điều khó chịu - Nhìn vào mặt tích cực của khó khăn là điều quan trọng nhất"

    Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp khỏi nhà băng. Những tên cướp đếm đi đếm lại thì số tiền cướp được chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ:
    - "Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy được 20 triệu, bọn chó lãnh đạo chỉ ngồi chơi mà cướp được 80 triệu. Đúng là học hành, có bằng cấp thì chúng nó được ngồi cái ghế đấy và cướp tiền siêu đẳng hơn hẳn chúng ta!"
    Điều này giải thích tại sao: "Kiến thức thì giá trị như vàng"
     
    The end. From Internet. Hài hước nhưng rất thâm thúy.

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    ntdieu (25/12/2013) hungmaiusa (25/12/2013)
  • #391875   13/07/2015

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Marketing và Chuyện Trái Ớt…

    Tử Thiện dịch từ cmoney.tw – Theo tinhhoa.net – 9 July 2015

    Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi như thế này, “ớt của anh (chị) có cay không?”, gặp câu hỏi như thế thì phải trả lời sao đây nhỉ?

     

    Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro.

    Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào. Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng:

    “Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia”.

    Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: “Không cần đâu!”

    Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp…..

    Quả nhiên chính là hỏi câu đó: “Ớt của chị có cay không?”

    Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: “Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!”                        

    Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi.

    Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.

    Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: “Ớt của chị có cay không?”

    Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói …..

    Lần này bà chủ trả lời: “Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!”

    Quả nhiên, nguời mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa.

    Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch.

    Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ :

    “Lần này xem chị còn nói thế nào đây?”

    Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: “Ớt có cay không?”

    Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: “Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!”.

    Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nêm mềm nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: “Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi”.

    Thật là thần kỳ vậy!

    Thật ra bạn có bao giờ nghĩ rằng, những gì bạn bán đi không phải là hàng hóa, mà lại chính là …….

    1. Đối với những khách hàng lạ, điều cần bán đi chính là sự lễ phép.

    2. Đối với những khách hàng quen thuộc, điều cần bán đi chính là sự nhiệt tình.

    3. Đối với những khách hàng nóng tính, điều bán đi chính là hiệu suất.

    4. Đối với những khách hàng ngạo mạn, điều thật sự bán đi chính là lòng nhẫn nại.

    5. Đối với những người có tiền, điều mà bạn bán đi chính là sự tôn quý.

    6. Đối với những người nghèo khổ, điều bán đi chính là lợi ích thiết thực.

    7. Đối với những người thời thượng, điều bán đi chính là sự sang trọng.

    8. Đối với những người chuyên nghiệp, điều mà bạn bán đi chính là sự chuyên nghiệp.

    9. Đối với những người hào sảng, điều mà bạn bán đi chính là sự phóng khoáng.

    10. Đối với những người keo kiệt, điều thật sự bán đi chính là lợi ích.

    11. Đối với những người sống hưởng thụ, điều cần bán đi chính là sự phục vụ.

    12. Đối với những người hư vinh, điều bán đi chính là vinh dự.

    13. Đối với những người hay bắt bẻ, điều bán đi chính là sự tinh tế.

    14. Đối với những người hiền lành, điều cần bán đi chính là sự chân thành.

    15. Đối với những người hay do dự, điều thật sự cần bán đi chính là sự đảm bảo.

    Nếu như bạn muốn bán đi những sản phẩm của mình, có phải bạn thường hay nói với người tiêu dùng rằng sản phẩm của mình tốt như thế nào, sản phẩm của bạn có gì khác với những thứ khác, và sản phẩm của bạn rẻ như thế nào. Nếu như bạn bán hàng đều là dựa theo những cách này, thì bạn sẽ phát hiện rằng nhất định mình sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.

    “Công ty bán hàng hóa như thế nào, thường thường so với việc công ty bán những sản phẩm gì cũng quan trọng như nhau”

    Đừng có vừa mới bắt đầu đã vội vàng bán sản phẩm, mà trước hết cần phải hỏi rõ vấn đề, nghe xem tiềm ẩn bên trong khách hàng cần những gì. Một khi biết được những yêu cầu tiềm ẩn bên trong của khách hàng, vậy thì việc bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

    Chúc bạn có thể khởi đầu cho mình một công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió, và ngày càng phát triển.

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    NgoThuyKhanh (15/07/2015) chinamnhi (23/08/2017)
  • #392592   17/07/2015

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Ba con chuột

    Trong một căn nhà nọ, có 3 con chuột cùng sống chung: chuột trắng, chuột đen, chuột xám.

    Một hôm, khi thấy người chủ nhà mua một bình dầu và đặt trên bàn bàn, lũ chuột kháo nhau: “Quá tuyệt, từ nay chúng ta có thêm món mới rồi. Nhưng mà mặt bàn cao như vậy, chúng ta phải phối hợp với nhau mới được!”

    Thế là 3 con chuột nhất trí rằng: chuột xám sẽ đứng lên đầu chuột đen, chuột trắng đứng trên đầu chuột xám để leo lên bàn lấy dầu. Sau đó chúng sẽ luân chuyển để con chuột nào cũng có cơ hội được ăn dầu.

    Kế hoạch này diễn ra tốt đẹp, 3 con chuột đều thích món dầu béo ngậy.

    Cho đến một hôm, trong lúc sơ ý, chuột xám làm đổ chiếc bình dầu, đánh “Xoảng” một tiếng rất lớn. Thế là bọn chuột hoảng sợ, nhanh chóng bỏ chạy trốn vào hang.

    Khi về đến tổ, lũ chuột bắt đầu cãi nhau.Chuột trắng nói: “thật là xui xẻo, sau vụ này, chắc là chủ nhà sẽ phát hiện ra. Nhưng không phải lỗi của tôi. Tại vì chuột xám đứng không vững, làm tôi mất thăng bằng, nên chiếc bình mới bị đổ!”
    Chuột xám nói “Cũng không phải lỗi tại tôi, tại vì chuột đen mất thăng bằng trước!”

    Chuột đen nói “Không không, hông phải lỗi tại tôi, tại vì các anh ở trên nặng quá, lại không giữ thăng bằng tốt, nên lại càng tôi không thể đứng vững”.

    Cuối cùng cả 3 con chuột nhất trí “ngày mai sẽ tiếp tục ăn trộm thứ khác trên ban,và làm đúng như cách cũ,để xem là lỗi thuộc về ai”
    .
    Hôm sau, chủ nhà mua một bình dầu mới, và lũ chuột cũng lại trèo lên trộm. Nhưng lần này, chúng chỉ muốn chứng mình là mình không gây ra lỗi. Khi thấy con chuột ở trên mất thăng bằng, con ở dưới cũng không them giữ lại mà chỉ muốn đứng cho thật chắc.

    Chuyện gì đến cũng sẽ đến: bình dầu lại đổ một lần nữa. Và lần này cả 3 con chuột cũng chắng vội chạy trốn, mà ở lại kiểm tra hiện trường xem xem lỗi thuộc về ai…

    Ngày hôm sau, người chủ nhà đem về một con mèo, để trị bọn chuột đang lộng hành quá mức.

    Thế là lũ chuột không còn ăn trộm thoải mái như trước nữa.

    Bài học kinh doanh: Đây là chuyện khá thường xảy ra ở các tổ chức. Khi công việc xuất hiện vấn đề khó khăn, các bộ phận không chịu tự tìm hiểu lý do mà chỉ biết bảo vệ mình và chỉ trích bộ phận khác. Ai cũng đều tìm ra được nhiều lý do chính đáng để cho thấy mình không làm sai chuyên gì. Cuối cùng, vấn đề vẫn nằm yên một chỗ và khiến công việc dần dần đi xuống.

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |