Cậu bé 10 tuổi bắn 03 người trong gia đình chị gái sẽ bị xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #565315 25/12/2020

    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Cậu bé 10 tuổi bắn 03 người trong gia đình chị gái sẽ bị xử lý như thế nào?

    cậu bé 10 tuổi

    Cậu bé 10 tuổi bắn 03 người trong gia đình bị xử lý như thế nào?

    Ngày 25/12, công an huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai thông báo thông tin đã bắt được hung thủ dùng súng bắn vào gia đình chị Đinh Thị Bêl (27 tuổi, trú tại xã Đăk Kơ Ning, huyện Kông Chro) khiến 3 người bị thương. Hung thủ trong vụ nổ súng là bé trai Đinh Thuêm (10 tuổi, em trai của Bêl).

    Theo anh Đ.M, Đ.T là em vợ anh. Ở địa phương, Đ.T là người phá phách, hay trộm cắp vặt. Trước ngày gia đình anh Đ.M bị bắn một thời gian, chị Đ.T.B (vợ anh Đ.M) biết việc Đ.T trộm cắp nên có la mắng, mục đích để dạy dỗ. Nội dung này, gia đình anh đã khai với cơ quan công an.

    Đinh Thuêm mồ côi cha, mẹ bỏ đi lấy chồng khác, bản thân đi làm thuê và sống lang thang, trộm cắp vặt, lấy đồ ăn thừa tại các nhà rẫy ven rừng thuộc địa phận làng Nhang nhỏ, xã Đắk Kơ Ning, huyện Kông Chro để sinh sống). 

    Bé trai 10 tuổi này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Theo quy định tại Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà tội phạm được phân thành 04 loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, Tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

    "1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

    2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”.

    - Tội rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;

    - Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

    Như vậy, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ bị xem xét trách nhiệm hình sự khi họ phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng (do cố ý hoặc vô ý). Theo đó, bé trai trong trường hợp trên chỉ mới 10 tuổi nên chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

    Trường hợp này bé trai 10 tuổi này có bị đưa vào trường giáo dưỡng?

    Theo quy định tại Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như sau:

    1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.

    2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.

    3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

    4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

    Theo quy định trên thì người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật hình sự thì mới áp biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Trường hợp này bé trai chỉ có 10 tuổi nên chưa đủ tuổi áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

    Có áp dụng được biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính?

    Tại Khoản 4 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình.

    Biện pháp nhắc nhở chỉ áp dụng cho người chưa thành niên vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo. Tuy nhiên biện pháp cảnh cảnh chỉ áp dụng cho cá nhân vi phạm không nghiêm trọng và có tình tiết giảm nhẹ. Đối với hành vi của bé trai dùng súng bắn người thì không áp dụng được biện pháp nhắc nhở.

    Theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 139 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Biện pháp quản lý tại nhà phải có điều kiện sau:

    "c) Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình."

    Tuy nhiên, bé trai này bị mồ côi bố, mẹ bỏ đi lấy chồng khác thì biện pháp quản lý tại nhà không khả thi vì thiếu người giám hộ.

    Đối với hoàn cảnh của bé trai này thì hiện tại pháp luật chưa có quy định cụ thể để xử lý, giáo dục. Đối với trường hợp này mong chính quyền địa phương có phương án quan tâm, giáo dục và tạo điều kiện học tập cho cậu bé này để có thể sống tốt và trở thành người có ích cho xã hội.

     
    1813 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NgocHoLaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận