Theo mình thì tình huống này nên được xét từ đầu: giao dịch giữa ông A với bà B có hợp lệ hay chưa?
Mình khá quan tâm đến HĐUQ ở đây có nội dung như thế nào? Chẳng hạn Ông A ủy quyền cho bà B đi thay mặt để quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến suất TĐC như: bốc thăm, nhận nền ngoài thực địa, nhận quyết định giao nền, nộp tiền sử dụng đất, làm thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, …
Tuy nhiên, dù có như vậy thì sau khi hoàn thành thủ tục UQ, tất cả các chứng từ, giấy tờ cũng đều đứng tên ông A thôi, bà B lấy căn cứ ở đâu để xác lập quyền sở hữu với phần đất TĐC này?.
Thực tế, HĐUQ này chẳng khác nào một giao dịch giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác (ở đây là giao dịch chuyển nhượng QSDĐ) và hoàn toàn có thể bị tuyên vô hiệu theo khoản 1 Điều 124 BLDS 2015.
Khi bị tuyên vô hiệu thì 02 bên khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi giao kết hợp đồng, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nhưng rủi ro là ông A không có thiện chí trả lại hoặc đã chi xài hết tiền mà không còn tài sản để thi hành bản án/quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có thẩm quyền thì việc nhận lại số tiền đã đưa là vô cùng khó khăn.
Về bản chất, STĐC của ông A cũng là 01 loại quyền tài sản (theo quy định tại Điều 115 BLDS 2015). Giao dịch chuyển nhượng STĐC thực chất là việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ của người được TĐC sang cho người nhận chuyển nhượng, đây là giao dịch dân sự, pháp luật không cấm
Theo đó, ông A hoàn toàn có quyền chuyển nhượng lại quyền này thông qua thực hiện hợp đồng chuyển nhượng lại “quyền mua suất tái định cư” này mà hoàn toàn không cần đến HĐUQ.
Và việc chuyển nhượng suất tái định cư (STĐC) chỉ được cho là ok, ít rủi ro nhất khi đã bốc thăm nền TĐC. Vì lúc đó thì phần đất đã được các cơ quan có thẩm quyền xác định bằng văn bản về khu TĐC, vị trí lô nền, mã nền, diện tích và trục đường của lô nền cho người được bố trí TĐC - tức là người được bố trí TĐC chỉ còn chờ được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ thôi.