Mình thấy quy định về ủy quyền thì rõ rồi, nhưng việc ủy quyền lại mình đã tìm hiểu trong các văn bản luật nhưng không tìm thấy quy định cụ thể các trường hợp nào không được ủy quyền lại:
Điều 564 BLDS 2015 quy định về ủy quyền lại như sau:
1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu
Nghĩa vụ của bên được ủy quyền:
1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 564 BLDS.
Như vậy, việc ủy quyền lại được công nhận nếu phù hợp với quy định pháp luật dân sự trừ các trường hợp không được ủy quền theo bạn lamkylaw đã nêu trên, việc ủy quyền lại không bắt buộc phải công chứng nhưng để tránh rủi ro cơ quan thực hiện hồ sơ thường yêu cầu công chứng.
Có mems nào thống kê được các trường hợp không được ủy quyền lại không thì giúp mình với nhé!