Luật có hiệu lực trong năm 2021
Chưa đầy 30 ngày nữa, chúng ta sẽ chào đón năm mới 2021. Nhân đây xin tổng hợp lại những Luật sắp có hiệu lực từ 1/1/2021!
1. Bộ luật Lao động 2019
Bổ sung trách nhiệm bảo đảm tiền lương cho lao động nữ khi quay trở lại làm việc sau thai sản, quy định lại về căn cứ xây dựng thang, bảng lương lao động, xây dựng nội quy lao động và nhiều thay đổi khác.
Luật có 17 Chương, 220 Điều.
>>> Tổng hợp điểm mới BLLĐ 2019
>>> Thay đổi về quyền lợi của lao động nữ từ 1/1/2021
2. Luật tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020
Hiệu lực của Luật chấm dứt việc thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Nghị quyết 580/2018/UBTVQH14 ngày 14 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.
>>> [Inforgraphic] Quy trình thực hiện dự án PPP từ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020
4. Luật đầu tư 2020
Có 7 chương, 77 điều và 4 phụ lục, trong đó quy định về ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh (đặc biệt có nội dung cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê), ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện; chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.
5. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
Sửa đổi, bổ sung 54 điều về nội dung và 14 điều về kỹ thuật. Đáng chú ý, luật sửa đổi thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp huyện, xã; bổ sung một số hình thức văn bản quy phạm pháp luật mới.
>>> Hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật theo Luật mới (sửa đổi) có hiệu lực từ 01/01/2021
6. Luật Xây dựng sửa đổi 2020
Điểm đáng chú ý: Công trình xây dựng đã khởi công xây dựng tại thời điểm pháp luật quy định được miễn giấy phép xây dựng trước thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành nhưng thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này thì được tiếp tục xây dựng. (Điểm g Khoản 3 Điều 3)
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021, riêng những quy định tại khoản 2 Điều 3 đã có hiệu lực từ 15/8/2020.
>>> Các loại công trình được miễn giấy phép xây dựng theo luật mới sắp có hiệu lực
7. Luật doanh nghiệp 2020
Có 218 Điều thuộc 10 Chương. Đáng chú ý, Luật này thay đổi định nghĩa về “doanh nghiệp nhà nước” và có những cải cách cắt giảm thủ tục hành chính.
>>> Những điểm mới nổi bật tại Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ 01/01/202
8. Luật thanh niên 2020
Thay thế Luật thanh niên 2005, Luật này quy định về vai trò, quyền, nghĩa vụ của thanh niên; trách nhiệm của thanh niên; chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; trách nhiệm của tổ chức thanh niên và các tổ chức khác.
>>> Một số nội dung mới của Luật Thanh niên (sửa đổi) so với Luật Thanh niên năm 2005
9. Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020
Sửa đổi Luật giám định tư pháp 2012. Trong đó bổ sung thêm một số trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp, sửa đổi thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp và cấp thẻ giám định viên tư pháp.
10. Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020
Lần đầu tiên xuất hiện trong hệ thống văn bản luật của Việt Nam, gồm 4 Chương, 42 Điều. Trong đó quy định về Nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
>>> 07 trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án
11. Luật chứng khoán 2019
Gồm 10 Chương, 135 Điều. Nổi bật trong đó có thay đổi về điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (tăng từ 10 tỷ đồng vốn điều lệ lên 30 tỷ đồng) , bổ sung nhiều hành vi bị nghiêm cấm (như Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo).
Luật này thay thế Luật chứng khoán 2006 (sửa đổi 2010).
>>> Một số điểm mới của Luật chứng khoán 2019
Cập nhật những điểm mới nổi bật của 11 Luật và Bộ luật thông qua video dưới đây.
Đăng ký và theo dõi những video bổ ích về pháp lý TẠI ĐÂY