Cảnh sát khu vực được làm gì khi đến nhà dân?

Chủ đề   RSS   
  • #422542 23/04/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 121 lần


    Cảnh sát khu vực được làm gì khi đến nhà dân?

    Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến vụ việc một công an khu vực đòi khám xét nhà người dân vào nửa đêm. Tuy biết rằng nhiệm vụ của công an là giừ gìn an ninh trật tự, và để làm được điều này họ cần được trao một số quyền hạn nhất định. Nhưng điều người dân quan tâm là liệu những quyền hạn này rộng đến mức nào, và nó có rộng đến mức quyền riêng tư của người dân có thể bị gác sang bên bất kỳ lúc nào công an muốn hay không. 

    Một vài thông tin được diễn đạ bằng Infographic hy vọng sẽ cung cấp một vài thông tin hữu ích và dễ nhớ về vấn đề này.

     

    Nguồn ảnh: Zingnews

    Trong nhiều trường hợp, công an thường sử dụng lý do "kiểm tra hành chính" về các vấn đề thường trú, tạm trú để yêu cầu được vào nhà dân, vậy lý do này có đúng luật không?

    Theo quy định của Luật Cư trú thì việc đăng ký thường trú và tạm trú với cơ quan nhà nước có thẩm quyền là trách nhiệm của mọi công dân. Nghị định 31/2014 (quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú) và Thông tư 35/2014 của Bộ Công an quy định công an xã, phường, thị trấn có thẩm quyền kiểm tra việc cư trú của công dân.

    Cụ thể, khoản 1 Điều 26 Thông tư 35/2014 quy định: 

    Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự. Khoản 4 điều này quy định về thẩm quyền: Công an được giao quản lý cư trú tại địa bàn (tức CSKV) có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia.

    Trong đó, công an được quyền huy động lực lượng bảo vệ dân phố đi cùng để kiểm tra mà không cần phải có người khác như tổ trưởng hay khu phố trưởng làm chứng. Điều này được quy định tại các điểm 3.1, 3.2. Mục III và điểm 2.2 Mục VI Thông tư liên tịch 02/2007 của Bộ Công an, Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Tài chính (hướng dẫn thực hiện Nghị định 38/2006 về bảo vệ dân phố).

    Luật không quy định về giờ kiểm tra đột xuất nhưng cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì luật cho phép. Như vậy, nếu cần kiểm tra đột xuất thì khi cử người đi công an phải có giấy tờ nêu rõ lý do vì sao phải thực hiện việc này. Khi đó, người kiểm tra mới đủ tư cách và căn cứ để kiểm tra đột xuất.

    Thông tư này cũng không quy định về hình thức kiểm tra nên nhiều người còn lạm dụng nó để tiến hành khám xét nhà dân. Cần chú ý rằng: 

    Nếu CSKV kiểm tra hành chính thì phải theo thủ tục như đã nói trong bài, còn nếu khám xét nhà thì CSKV không có thẩm quyền. Bởi theo luật, bất luận trong trường hợp nào, công an cấp phường cũng không được khám xét nhà dân mà chỉ có trách nhiệm trình báo lên công an cấp trên. Theo Điều 140, 141 và 143 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thì công an muốn thực hiện việc khám nhà phải có lệnh của thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT các cấp (phải được VKS phê chuẩn)… Thủ tục khám và điều kiện nào mới được khám nhà cũng được bộ luật này quy định rõ.

     

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    5371 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận