Dạo gần đây không ít trường hợp xe cứu hỏa bị xe ô tô cản đường một cách trái phép. Mặc dù theo quy định thì xe cứu hỏa là một loại xe được ưu tiên đầu tiên khi làm nhiệm vụ. Tuy nhiên việc nhận thức về vấn đề này còn hạn chế. Những nhà ở, nhà máy, công ty, xưởng sản xuất, chợ hoặc bất cứ nơi nào khi xảy ra hỏa hoạn cũng mong có xe cứu hỏa xuất hiện kịp thời để cứu người, giữ lại tài sản, ấy thế mà có một bộ phận người vẫn còn coi nhẹ việc này khi có những hành vi không nhường đường hoặc cố tình cản trở gây khó khăn cho lực lượng cứu hỏa. Thử hỏi đặt họ trong tình cảnh những nạn nhân đang bị hỏa hoạn thì họ sẽ cảm thấy như thế nào.
Quy định pháp luật đối với hành vi này thế nào?
Hành chính: Theo Điều 5
Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: ... Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Hình sự: Khoản 72 Điều 1
Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự 2017 quy định: Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Thiết nghĩ quy định trên đây là còn nhẹ đối với những hành vi này, nên nâng mức phạt cao hơn để sự vô cảm, sự tàn nhẫn kia bị phạt một cách thích đáng. Phạt là một việc và nhận thức là một việc, mong rằng mọi người nên nhận thức được tầm qua trọng của lực lượng cứu hỏa và nỗi niềm của những người đang bị hỏa hoạn cần được giải cứu.